Pages - Menu

Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2022

KẾ LY GIÁN – CHIÊU TRÒ ĐỐN MẠT CỦA CHỦ NGHĨA XÉT LẠI

 

Nhằm hạ bệ tượng đài, đặc biệt là những tượng đài vĩ đại – anh hùng dân tộc, đám lật sử có chiêu thức rất khốn nạn như thế này: Chúng đem so sánh tượng đài đó với một tượng đài khác lừng lẫy không kém, và nói rằng hai người xung đột ý niệm với nhau. Chúng nói rằng chiến công của người này thực sự là của người kia, khuyết điểm của người kia là lỗi người này tác động. Hội fan cuồng của 2 bên sẽ bắt đầu nảy sinh hoài nghi, và nhằm để thần tượng của mình hoàn hảo vô khuyết sẽ quay sang công kích vĩ nhân khác. Chiêu bài này vô cùng thâm độc, mang tính then chốt trong chiến lược xét lại lịch sử, việc vờ ca ngợi người này để bôi nhọ người kia một cách tinh vi ấy đã dắt mũi và định hướng được rất nhiều người.

Như các bạn biết đấy, nhằm hạ bệ Stalin, chúng đã phao ra âm mưu rằng Stalin là người phá bỏ những thành tựu và ý chí của Lenin, dùng lời kể của nạn nhân và kẻ thù của Stalin để vu cho ông độc tài và khát máu. Và rốt cục, chúng đã thành công tạo ra một mối xung đột, gây chia rẽ giữa Stalin – biểu tượng của kỷ luật sắt đá của Hồng Quân với Lenin – ngọn đuốc sáng soi lối con đường chính trị của Xô Viết. Nói thêm một chút về sự ra đời của “Chủ nghĩa xét lại”. Sau khi lãnh tụ Stalin mất, vào tháng 9 năm 1953, Nikita Khrushchyov được bầu làm bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Mà Khrushchyov là một con người hẹp hòi, nhất là lạicó tư thù với Stalin khi một mực nhận định Stalin đã không dung thứ cho con trai của mình là Leonid.  Khrushchyov. Thế là sau khi nắm quyền, tại đại hội lần thứ 20 Đảng Cộng sản Liên Xô, ông ta đã đọc báo cáo về sự sùng bái cá nhân của I.V. Stalin. Và thế là Khrushchyov đã đề ra cái gọi là kế hoạch Phi Stalin hoá, cũng như chủ nghĩa xét lại.

Dù ít hay nhiều, đám người theo chủ nghĩa xét lại đã phần nào hạ bệ được Stalin, cũng phải nói thêm rằng chính chính Khrushchyov đã chủ trương chung sống hòa bình với Chủ nghĩa Tư bản, đưa nhiều thanh niên Liên Xô sang Hoa Kỳ du học và trực tiếp đề bạt, từng bước xé nát những thành tựu xã hội dưới thời Stalin. Tuy tháng 10/1964 Khrushchyov đã bị hạ bệ, nhưng 10 năm cầm quyền Khrushchyov cũng đã thành công gieo những mầm mống bất ổn “Tự do dân chủ” vào Nhà nước Xô Viết.

Sau khi chủ nghĩa xét lại cũng như tư tưởng của Khrushchyov được phổ cập, tại Việt Nam, đảng viên cộng sản phân hóa thành hai nhóm, một nhóm chấp nhận chính sách xét lại của Khrushchev (chủ trương tạm thời sống hòa bình với Hoa Kỳ), họ không muốn phát động chiến tranh vũ trang giải phóng miền Nam ngay, mà cho rằng phải xây dựng nền tảng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc trước khi nghĩ đến đấu tranh vũ trang ở miền Nam. Đám người này ảo vọng có thể thống nhất hòa bình như Hiệp định Genève quy định; ngược lại, nếu phát động đấu tranh vũ trang sẽ lo sợ Hoa Kỳ nhảy vào trực tiếp tham chiến, và khi đó chẳng những sẽ thất bại mà còn làm mất lòng Liên Xô, khi đó Khrushchyov đang cầm quyền.

Ở chiều ngược lại, có nhiều người chống đối kịch liệt chủ nghĩa xét lại và theo quan điểm cứng rắn, tổ chức ngay chiến tranh giải phóng miền Nam. Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đã từng phát biểu chỉ trích Liên Xô và nhóm "chủ hòa" rằng: "Chúng tôi không ảo tưởng và không đánh giá thấp Mỹ, có điều chúng tôi không sợ. Nếu ai đó cứ cho rằng kiên quyết chống Mỹ là sẽ thất bại và dẫn đến chiến tranh hạt nhân, thì chỉ còn có cách đầu hàng chủ nghĩa đế quốc". Trong hồi ký "Tử tù tự xử lí" của Trần Thư, ông mô tả không khí lúc bấy giờ là "tâm lý chủ chiến bao trùm xã hội miền Bắc.

Nhưng, cũng chính vì điều này khiến cho mối quan hệ của Việt Nam và Liên Xô dưới thời Khrushchyov xảy ra mâu thuẫn. Xung khắc giữa Hà Nội và Moskva đưa đến Liên Xô làm áp lực, đe dọa cắt viện trợ cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, và thực sự viện trợ đã từng bước bị cắt giảm.

Phải lưu ý rằng, độc lập dân tộc của người Việt Nam phải do chính người Việt Nam giành lấy, vận mệnh dân tộc phải do chính người Việt quyết định, không thể ảo vọng tin vào lòng tốt của các nước đế quốc. Và thực tế là đám đế quốc xưa nay luôn tráo trở và lật lọng, tình hình tại Việt Nam giữa hai miền Nam Bắc từ năm 1960 trở đi đã khiến Hiệp định Genève coi như không thể thi hành được nữa. Hội nghị Trung ương lần thứ 9 tháng 12 năm 1963 đã chính thức thừa nhận đấu tranh vũ trang là hình thức đấu tranh chủ yếu, kêu gọi các lực lượng cách mạng miền Nam tìm cách giành thắng lợi trong thời gian ngắn nhất, bất kể có bị Liên Xô cắt viện trợ. Thật may, năm 1964 Khrushchyov đã bị hạ bệ. Quan hệ Việt-Xô lập tức được cải thiện ngay sau khi Brezhnev lên thay thế Khrushchyov năm 1964. Liên Xô sau đó lại viện trợ cho Việt Nam cực kỳ dồi dào trong cuộc chiến tranh giải phóng đất nước.

Kế ly gián, gây chia rẽ dân tộc đó cũng được đám lật sử trong Vietnam War sử dụng nhuần nhuyễn. Nhằm hạ bệ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, chúng bắt đầu phao tin đồn rằng có một sự thù địch và kèn cựa giữa Đại tướng và Cố Tổng bí thư Lê Duẩn, một con người vĩ đại khác. Ngay như trong chiến thắng lịch sử mùa xuân 30/04/1975, chúng bắt đầu mang hết công lao cho TBT Lê Duẩn và phủ nhận hoàn toàn những đóng góp to lớn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Chúng cũng đã thành công tạo ra xung đột không cần thiết, mơ hồ tạo ra một suy nghĩ rằng có xung đột, kèn cựa và đấu đá lẫn nhau trong nội bộ lãnh đạo.

Không, chỉ có sự đoàn kết và thống nhất lớn lao mà dân tộc Việt Nam chúng ta mới có thể chiến thắng đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai ngụy quyền VNCH. Đại tướng Võ Nguyên Giáp – biểu tượng của tinh thần Quân đội nhân dân Việt Nam, và TBT Lê Duẩn – người đại diện cho ý chí của Đảng Cộng sản sau khi Hồ Chủ tịch mất là hai đồng chí, hai người bạn thân thiết. Tướng Giáp cũng như Chủ tịch Hồ Chí Minh, cả hai không hoàn hảo, ai cũng có những sai lầm, nhưng họ vĩ đại. Phụng sự một đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Gần đến ngày kỷ niệm chiến thắng lừng lẫy Điện Biên Phủ, 07/05/1954, nhiều kẻ khốn nạn đang cố gắng nói rằng để có được chiến thắng đó, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã sử dụng chiến thuật “nướng quân”, và bắt đầu vờ ca ngợi TBT Lê Duẩn để nhiều bạn hâm mộ ông quay sang nghi kỵ Tướng Giáp.

Một lũ đê hèn và khốn kiếp!

Thực tế thì năm 1952, Tổng Bí thư Lê Duẩn có ra Bắc và lần đầu tiên gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tổng Bí thư Lê Duẩn đã sớm tiên đoán không thể có bầu cử thống nhất hai miền và đã soạn thảo Đề cương cách mạng miền Nam. Cũng thời điểm ấy, Đại tướng Võ Nguyên Giáp được Chủ tịch Hồ Chí Minh giao phụ trách chỉ đạo soạn thảo Nghị quyết 15, đáng chú ý là tư tưởng của Tổng Bí thư Lê Duẩn và Đại tướng Võ Nguyên Giáp về cách mạng miền Nam có nhiều điểm trùng hợp.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã viết rằng: “Với tôi, những năm công tác trong Bộ Chính trị, Anh (Lê Duẩn) đã thường xuyên trao đổi ý kiến, thường là nhanh chóng đi đến nhất trí trong những vấn đề lớn; khi có ý kiến khác nhau thì tranh luận thẳng thắn, những điều chưa nhất trí thì chờ thực tiễn kiểm nghiệm. Lúc mới ra Bắc, Anh thường tâm sự với tôi những khó khăn trong công việc… Từ sau Đại hội III và Đại hội IV, tôi đã ba lần đề nghị Anh là Tổng Bí thư kiêm luôn Bí thư Quân ủy Trung ương, nhưng Anh nói: “Anh là Tổng chỉ huy lâu năm nên tiếp tục làm Bí thư Quân ủy Trung ương, như vậy có lợi cho lãnh đạo”.

Điều ấy có nghĩa là mặc dù có đôi khi khác biệt nhau về nhận định, song TBT Lê Duẩn và Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn hoà hợp, tôn trọng lẫn nhau trên tinh thần đồng chí cao cả. Trên các cương vị khác nhau họ đã đoàn kết cùng nhau dẫn dắt cả dân tộc đến bến bờ vinh quang, thống nhất nước nhà; hoàn thành thắng lợi di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại./.

NĐH-H2

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét