Với
việc “coi môn Lịch sử là môn tự chọn từ năm học 2022-2023”, Bộ Giáo dục và đào
tạo là bộ đầu tiên cuốc nhát cuốc chôn vùi lịch sử hào hùng của dân tộc - “phát
súng lục bắn vào quá khứ đã nổ” và chúng ta hãy chuẩn bị đón “những phát đại
bác nã vào đầu chúng ta ở tương lai”!
Đấy
là một cách TỰ SÁT. Bởi:
1.
Giáo dục QP- AN rất tốt. Nhưng ko hiểu về lịch sử hào hùng của dân tộc, thì còn
đâu niềm tự hào để có ý chí bảo vệ đất nước. Súng to, súng lớn trong tay cũng
không biết bảo vệ cái gì.
2.
Giáo dục thể chất. Rất đúng với quan điểm giáo dục toàn diện cả trí lực, thể lực.
Nhưng ko hiểu đúng lịch sử dân tộc, đầu óc mơ hồ về nguồn cội trong một thân thể
cường tráng thì cũng sẽ bị kẻ khác lợi dụng để phá hoại đất nước mà thôi. Uca
đã và đang là minh chứng sinh động nhất; đau xót nhất.
3.
Ngữ văn, Toán học, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, ngoại ngữ, nội dung
giáo dục địa phương cũng quá tốt… nhằm bồi dưỡng trí thức, xây dựng một thế hệ
con người hiện đại, hội nhập quốc tế… Nhưng nếu không biết về lịch sử văn hoá,
dân tộc, những thế hệ con người ấy sẽ chỉ lo toan ích kỷ cá nhân; không thể cố
kết cộng đồng, phát huy sức mạnh đoàn kết để phát triển. Văn hoá Việt Nam là sức
mạnh nội sinh, không chỉ tồn tại trong Văn học, toán học… mà ở tầng sâu LỊCH SỬ,
cốt lõi ở LỊCH SỬ. Vì vậy, càng không thể chia cắt nền tảng của văn hoá.
4.
Có thể nội dung giáo dục của địa phương sẽ đưa ít nhiều lịch sử của từng vùng,
từng tỉnh… Nhưng như thế càng tạo ra những mảnh ghép rời rạc về lịch sử.
5.
Mất lịch sử là mất tất cả. Một đất nước chỉ tồn tại là chính mình, có bản sắc
riêng trong thế giới đại đồng chính là có bề dày lịch sử văn hoá dân tộc.
6.
Và xin các nhà quản lý hãy luôn nhớ: Chừng nào còn CNTB, CNĐQ thì Việt Nam với
chế độ XHCN vẫn là một trọng điểm chống phá thông qua những khẩu hiệu “mỹ miều”
đổi mới, sáng tạo, cải cách; làm suy yếu, tan rã dần sức mạnh của đất nước, bắt
đầu từ nhận thức của thế hệ trẻ; khởi nguồn là nhận thức về lịch sử văn hoá dân
tộc./.
LQT-H8
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét