Pages - Menu

Thứ Năm, 28 tháng 4, 2022

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO VĂN HÓA ĐỌC CỦA HỌC VIÊN ĐÀO TẠO SĨ QUAN CHỈ HUY - THAM MƯU LỤC QUÂN CẤP PHÂN ĐỘI Ở TRƯỜNG SĨ QUAN LỤC QUÂN 1 HIỆN NAY

  

Văn hóa đọc là vấn đề quan trọng đối với cá nhân và một cộng đồng xã hội. Văn hóa đọc là nền tảng vững chắc cho phát triển nền giáo dục và đào tạo của một quốc gia, dân tộc; là cơ sở để Đảng ta đề ra đường lối, chủ trương đúng đắn về phát triển nền giáo dục của nước nhà, thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.Văn hóa đọc là chuẩn mực giá trị, định hướng, chỉ đạo quá trình đào tạo cán bộ Quân đội nói chung, đào tạo Sĩ quan Chỉ huy - Tham mưu Lục quân cấp phân đội ở Trường Sĩ quan Lục quân 1 nói riêng đáp ứng yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ Quân đội trong thời kỳ mới.

Những năm qua, Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và có nhiều chủ trương, biện pháp đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo theo mục tiêu yêu cầu đào tạo cán bộ trong giai đoạn mới đã đạt được kết quả nhất định. Tuy nhiên, văn hóa đọc chưa thật tương xứng, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Biểu hiện của thực trạng này là số lượng học viên nói chung và học viên đào tạo Sĩ quan Chỉ huy - Tham mưu Lục quân cấp phân đội nói riêng tham gia học tập, nghiên cứu tại thư viện, phòng Hồ Chí Minh chưa nhiều và cũng chưa thành thói quen, nền nếp; phương pháp tiếp cận và nghiên cứu tài liệu chưa khoa học; học viên chưa tận dụng triệt để thời gian để đọc sách, nghiên cứu tài liệu...

Thực tiễn trên đặt ra yêu cầu đào tạo Sĩ quan Chỉ huy - Tham mưu Lục quân cấp phân đội cần phải được quan tâm nâng cao văn hóa đọc. Theo đó, học viên cần có nhận thức đúng đắn về vị trí, ý nghĩa văn hóa đọc đối với sự phát triển tri thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu xây dựng Quân đội và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Đặc biệt hiện nay công nghệ thông tin phát triển tạo  nhiều cơ hội, điều kiện thuận lợi cho tiếp nhận tri thức  nhân loại đa dạng phong phú, bổ ích. Tuy nhiên, thành tựu đó lại có mặt trái là tạo cho chủ thể đọc có khả  năng “copy”, sao chép phục vụ  cho mục đích cá nhân mà không cần đọc. Hiện trạng đó đã có những động thái ngăn chặn, nhưng hiệu quả  chưa cao. Khắc phục tình trạng này không chỉ bằng hành chính mà quan trọng là bằng lương tâm đạo đức, bằng nâng cao văn hóa đọc của từng học viên đào tạo Sĩ quan Chỉ huy - Tham mưu Lục quân cấp phân đội trong nhà trường. Khi đã có văn hóa đọc thì thành tựu công nghệ thông tin chỉ có tác động tích cực và hạn chế tối đa hiện tượng “copy, sao chép”. Ở Trường Sĩ quan Lục quân 1 hiện nay nhận thức của học viên đào tạo Sĩ quan Chỉ huy - Tham mưu Lục quân cấp phân đội ngày càng cao, phát triển theo từng năm, nhưng văn hóa đọc chưa phát triển ngang tầm, bởi tỉ lệ người ham đọc sách chưa thành phổ  biến. Những năm tới, nhiệm vụ giáo dục-đào tạo của Nhà trường có bước phát triển mới, đặt ra yêu cầu phải nâng cao văn hóa đọc của học viên đào tạo Sĩ quan Chỉ huy - Tham mưu Lục quân cấp phân đội. Vì vậy, cần tập trung thực hiện tốt một số biện pháp chủ yếu sau:

1. Nâng cao văn hóa đọc của học viên đào tạo Sĩ quan Chỉ huy - Tham mưu Lục quân cấp phân đội. Cần tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, chỉ  huy là một trong những biện pháp cơ bản góp phần nâng cao chất lượng giáo dục-đào tạo của Nhà trường hiện nay. Là cơ sở định hướng cho mọi giáo viên, cán bộ quản lí, học viên về nhận thức, thái độ và hành vi đối với đọc sách và xây dựng văn hóa đọc. Cụ thể:

Nâng cao nhận thức cho học viên về vai trò của đọc sách và văn hóa đọc. Nhận thức có vai trò rất lớn trong hoạt động của con người. Nhận thức đúng là cơ sở  cho hình thành tình cảm và hành động đúng. Xuất phát từ vai trò và thực trạng nhận thức của một bộ phận học viên hiện nay về văn hóa đọc, cấp ủy đảng, chỉ   huy các cấp trong Nhà trường cần tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức về  vị   trí, vai trò tầm quan trọng của nâng cao văn hóa đọc, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi mà yêu cầu nhiệm vụ sự nghiệp giáo dục - đào tạo ngày một cao, có sự chuyển biến căn bản về chất trong xu hướng hội nhập và phát triển.Cấp ủy đảng, chỉ huy các cấp tiếp tục cụ thể hóa và thực hiện có hiệu quả mọi chủ  trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triển văn hóa đọc. Xây dựng nội dung giáo dục đồng bộ, tiến hành thường xuyên, có hệ thống. Luôn coi việc bồi dưỡng nâng cao nhận thức về văn hóa đọc cho mọi đối tượng trong nhà trường tập trung vào nâng cao nhận thức của học viên đào tạo Sĩ quan Chỉ huy-Tham mưu Lục quân cấp phân đội hiện nay là việc làm mang tính cấp thiết.

Xây dựng hệ  thống chuẩn mực về văn hóa đọc vừa phù hợp với chuẩn mực chung, vừa có sắc thái riêng, tương ứng với những biến đổi của thực tiễn hiện nay. Chuẩn mực được hiểu là các quy tắc được xây dựng và sử dụng với những giá trị  phù hợp mang tính thói quen nhằm điều tiết tương tác của chúng ta với người khác. Xây dựng hệ thống chuẩn mực về  văn hóa đọc có ý nghĩa to lớn, là cơ sở cho các chủ t ể thống nhất về  nhận thức, thái độ và hành vi đối với văn hóa đọc. Trong bất cứ một môi trường nào cũng có hệ thống chuẩn mực với sắc thái riêng. Xây dựng văn hóa đọc của học viên đào tạo Sĩ quan Chỉ huy-Tham mưu Lục quân cấp phân đội ở Trường SQLQ1 hiện nay cũng vậy, nó là tiêu chí đánh giá suy nghĩ, thái độ, hành vi của mỗi học viên là hợp chuẩn hay lệch chuẩn. Qua đó, tạo nên sức mạnh từ dư luận để khuyến khích hay phê phán, tạo nên tính đồng thuận trong hoạt động hay các quan hệ của mỗi người trong nâng cao của học viên đào tạo Sĩ quan Chỉ huy-Tham mưu Lục quân cấp phân đội hiện nay. Xây dựng hệ thống các chuẩn mực về văn hoá đọc của học viên đào tạo Sĩ quan Chỉ huy-Tham mưu Lục quân cấp phân đội hiện nay ở Trường SQLQ1 hiện nay là trách nhiệm của tất cả các chủ thể, trong đó cấp ủy, chỉ huy các cấp đóng vai trò quan trọng hàng đầu. Chủ thể là cấp ủy, chỉ huy các cấp có trách nhiệm xây dựng Nghị quyết với nội dung về chuẩn mực văn hóa đọc. Ở đó xác định rõ mục đích, nội dung, phương thức lãnh đạo xây dựng hệ thống chuẩn mực văn hóa đọc. Trên cơ sở Nghị quyết lãnh đạo, chỉ huy các cấp cụ thể hóa vào chương trình, kế hoạch để xây dựng hệ thống chuẩn mực. Phát huy tốt trí tuệ tập thể trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống chuẩn mực văn hóa ở Trường hiện nay.

2.  Đổi mới chương trình, nội dung giáo dục- đào tạo theo hướng tự đọc, tự nghiên cứu. Để thực hiện giải pháp này cần giải quyết tốt một số nội dung cơ bản:

 Thay đổi cách truyền thụ nội dung bài giảng, chỉ  trang bị  một phần kiến thức cho học viên và hướng dẫn học viên tự nghiên cứu, đặt ra những tình huống có vấn đề, những mâu thuẫn mà người học phải tự tìm lời giải.

Đổi mới cách thức đánh giá kết quả theo hướng coi trọng những kiến thức trong các sách tham khảo, sách chuyên khảo… qua đó kích thích, phát huy tính chủ  động, sáng tạo của người học trong việc tự nghiên cứu.

3. Xây dựng môi trường văn hóa đọc với sự tôn vinh những tấm gương đọc. Môi trường văn hóa đọc bao gồm cả môi trường tự nhiên và xã hội, cả điều kiện vật chất và điều kiện tinh thần. Môi trường văn hóa đọc có vai trò rất quan trọng góp phần hình thành thái độ và sở thích đọc cho học viên. Đây là hai mặt vừa thống nhất vừa khác biệt, vừa lànguyên nhân vừa là kết quả của nhau. Để  có được môi trường văn hóa đọc mang những đặc điểm tích cực, thuận lợi cho  nâng cao văn hóa đọc của học viên đào tạo Sĩ quan Chỉ huy-Tham mưu Lục quân cấp phân đội ở Trường SQLQ 1 hiện nay phải có những biện pháp cụ thể gắn với các chủ thể nhất định.Tăng cường công tác tuyên truyền cổ  động các nội dung có liên quan đến văn hóa đọc trên các phương tiện thông tin đại chúng của nhà trường; khuyến khích các cơ quan đơn vị và cá nhân tham gia viết tin bài về văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao nhận thức của học viên đào tạo Sĩ quan Chỉ huy-Tham mưu Lục quân cấp phân đội về vị trí, ý nghĩa, sự cần thiết của việc phát triển văn hóa đọc trong giai đoạn hiện nay. Định kì tổ chức các buổi hội thảo, triển lãm, giới thiệu quảng bá các ấn phẩm, giáo trình, sách tham khảo có giá trị bằng nhiều hình thức đa dạng phong phú. Thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền, định hướng nội dung đọc, phương pháp đọc hiệu quả cho mọi người. Phát động phong trào đọc sách trong toàn nhà trường gắn với giới thiệu quảng bá có định hướng các ấn phẩm có chất lượng của nhà trường, binh chủng và quân đội, đất nước cũng như của nước ngoài để kích thích và định hướng nhu cầu đọc. Đẩy mạnh phong trào tự học, tự đọc trong mọi học viên. Thành lập các tổ hội, câu lạc bộ những người ham đọc sách. Động viên khuyến khích mọi ngư ời cùng tham gia viết sách, tài li ệu thiết th ực phục vụ nhu cầu đọc, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục-đào tạo của nhà trường. Đồng thời cần có các cơ chế chính sách nhằm đãi ngộ, động viên những tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu trong viết sách, đọc sách; nhân rộng điển hình và tôn vinh những tấm gương đọc sách trong toàn nhà trường. Định kì tổ chức nghiên cứu, điều tra đánh giá thực trạng về văn hóa đọc của các đối tượng trong nhà trường, chỉ rõ những điểm đã làm được, chưa được cũng như nguyên nhân. Trên cơ sở đó, có phương hướng biện pháp khắc phục, xây dựng phát triển văn hóa đọc một cách hiệu quả. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của thư viện, tạo môi trường đọc thuận lợi để khuyến khích đọc. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị , hiện đại hóa hoạt động thư viện theo hướng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để liên kết các dịch vụ  và tăng cường nguồn thông tin của thư viện theo hướng chia sẻ giữa các loại hình thư viện. Đảm bảo cho người đọc tiếp cận được các nguồn tài liệu một cách dễ  dàng, đáp ứng nhu cầu trong quá trình học tập. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức thư viện có kiến thức và khả năng quản lí, hoạt động trong thư viện hiện đại, đáp ứng với những thay đổi nhanh chóng của nhiệm vụ, có phương pháp và thái độ phục vụ hoà nhã, thân thiện. Bên cạnh đó, cần nâng cao chất lượng các xuất bản phẩm, các tài liệu, giáo trình, sách tham khảo, góp phần xây dựng thị hiếu đọc lành mạnh cho mọi cán bộ, giáo viên, học viên. Xây dựng môi trường đọc lành mạnh phải gắn liền với nhiệm vụ củng cố nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của thư viện. Thường xuyên làm mới, tổ chức bố trí không gian trưng bày sách, tài liệu, khu vực đọc tạo cảm giác thoải mái, cuốn hút đối với bạn đọc.

4. Phát huy tính tích cực, tự  giác, tự  rèn luyện trong đọc của đội ngũ cán bộ, giáo viên và học viên. Đó là quá trình mà mọi cán bộ, giáo viên, học viên tự tạo cho mình tính chủ động, sức mạnh bên trong để vượt qua những khó khăn, những tác động tiêu cực trong nâng cao nhận thức, tiếp nhận tri thức và chuyển hóa tri thức thành thái độ, hành vi, ứng xử văn hóa đọc, để tự tạo cho mình bản lĩnh, niềm tin trong rèn luyện nâng cao văn hóa đọc trong quá trình học tập.Tích cực, tự giác luôn là quá trình gắn liền với tính chủ động, tạo dựng sức mạnh tinh thần bên trong của mỗi người đi từ thấp đến cao, đi từ tính tự giác chưa cao lên tính chủ động, tinh thần tự giác cao. Họ phải vượt qua nhiều khó khăn, phức tạp và luôn gắn với những tác động của mặt trái nền kinh tế thị  trường, của sức mạnh công nghệ số… trong môi trường văn hóa đọc. Tính tích cực, tự giác, tự rèn luyện trong nâng cao văn hóa đọc của học viên đào tạo Sĩ quan Chỉ huy-Tham mưu Lục quân cấp phân đội hiện nay là quá trình mang tính tổng hợp với nhiều tác động, chuyển hóa từ tính tích cực có tính hành chính, bắt buộc sang tích cực với tinh thần tự giác cao. Đó là quá trình chuyển hóa từ đào tạo sang tự đào tạo, chất lượng chuyển hóa là tiêu chí để đánh giá trình độ  tính tích cực của mỗi người.

Như vậy, nâng cao văn hóa đọc của học viên đào tạo Sĩ quan Chỉ huy-Tham mưu Lục quân cấp phân đội ở Trường Sĩ quan Lục quân 1 hiện nay là một vấn đề  phức tạp, nhưng không thể không làm mà cần phải kiên trì. Trước yêu cầu nhiệm vụ giáo dục - đào tạo của Nhà trường đặt ra ngày càng cao, việc nâng cao văn hóa đọc của học viên đào tạo Sĩ quan Chỉ huy-Tham mưu Lục quân cấp phân đội ở Trường Sĩ quan Lục quân 1 hiện nay có ý nghĩa quan trọng, góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp, cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng văn minh; xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; xây dựng Nhà trường vững mạnh toàn diện, để những giá trị, phẩm chất cao quý của “Bộ đội Cụ Hồ” tiếp tục tỏa sáng trong lòng nhân dân./.

NTP-H8

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét