Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng là kết tinh trí tuệ
của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Các Báo cáo của Đại hội là sự quán
triệt, kế thừa, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
những thành tựu lý luận của Đảng ta qua các kỳ Đại hội và thực tiễn của đất
nước. Tuy nhiên để Nghị quyết Đại hội đi vào cuộc sống, Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng yêu cầu: “Việc nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền và triển
khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng là công việc thường xuyên, phải
được thực hiện một cách nghiêm túc, bài bản, khoa học trong suốt cả nhiệm kỳ. Theo
đó, trách nhiệm của cán bộ, giảng viên trong nghiên cứu, quán triệt, vận dụng
Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng vào giảng dạy các môn Lý luận Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh cho học viên Trường SQLQ1 là vấn đề cấp thiết hiện nay.
Lý luận chính trị có vai trò đặc biệt quan trọng đối
với Đảng và hoạt động lãnh đạo của Đảng, là “kim chỉ nam” cho mọi hành động của
Đảng và cán bộ, đảng viên. Bởi vậy, nếu không học tập lý luận Chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, không nắm vững lý luận chính trị sẽ dẫn đến suy
thoái về tư tưởng chính trị, coi thường lý luận, không đủ sức bảo vệ chính mình
và dễ ảnh hưởng bởi tư tưởng tiêu cực, phản động của các thế lực thù địch.
Lý luận chính trị là một bộ phận quan trọng về lý luận
trong lĩnh vực chính trị; mang tính Đảng, tính giai cấp; đồng thời, có tính
khái quát hóa, trừu tượng hóa và tính dự báo khoa học cao. Vì vậy, giáo dục lý
luận chính trị, bao gồm nghiên cứu, học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, các văn kiện, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước… là yêu cầu thường xuyên, hằng ngày, bức thiết đối với mỗi cán bộ,
đảng viên
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “lý luận như cái kim
chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho chúng ta trong công việc thực tế. Không có lý
luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi”[1]. Trong Đảng, “về tư
tưởng, nhất định phải học tập lý luận Mác - Lênin” và “giáo dục tư tưởng và
lãnh đạo tư tưởng là việc quan trọng nhất, phải kiên quyết chống cái thói xem
nhẹ tư tưởng”[2] nói chung và xem
nhẹ việc học tập lý luận nói riêng.
Lý luận quan trọng như vậy,
là vì lý luận chính trị giúp đội ngũ cán bộ, đảng viên có tư duy khoa học, có
phương pháp làm việc biện chứng; có phương thức lãnh đạo và tổ chức quần chúng
thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội,v.v.. phù hợp
với quy luật khách quan
Với ý nghĩa đó, việc nâng cao trách nhiệm của cán bộ,
giảng viên trong nghiên cứu, quán triệt, vận dụng Nghị quyết Đại hội XIII của
Đảng vào giảng dạy các môn Lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho học
viên Trường SQLQ1 không chỉ góp phần để cán bộ, đảng viên nâng cao bản lĩnh
chính trị, nắm bắt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước; vận dụng có hiệu quả những tri thức lý luận vào việc giải quyết những
vấn đề thực tiễn đặt ra mà còn là cẩm nang để giúp mỗi người thâm nhập, đi sâu
vào quần chúng, gần dân, hiểu dân và trọng dân, trở thành người lãnh đạo gương
mẫu, người đồng hành tin cậy, người công bộc tận tụy của nhân dân; đồng thời,
kiểm nghiệm tri thức, tư tưởng, hành vi qua thực tiễn khách quan và cập nhật,
nắm bắt tình hình để chủ động, kịp thời hành động đúng đắn, góp phần hoàn thành
nhiệm vụ được giao
Quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII vào giảng dạy các
môn Lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho học viên Trường SQLQ1 là biện
chứng giữa nghiên cứu, học tập, quán triệt và tham gia tuyên truyền Nghị quyết
của Đảng. Vì vậy, cần quán triệt tư tưởng chỉ đạo “là công việc thường xuyên,
phải được thực hiện một cách nghiêm túc, bài bản, khoa học trong suốt cả nhiệm
kỳ”2
nhằm “Bổ sung, cập nhật những vấn đề mới trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ XI vào
giảng dạy”3.
Theo đó, người dạy cần vận dụng sáng tạo phương pháp luận khoa học của các môn
Lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho học viên Trường SQLQ1 để quán
triệt Nghị quyết Đại hội XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ XI
vào giảng dạy ở từng môn học giúp người học viên có thể tiếp cận, cập nhật
nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII, Nghị quyết Đại hội
Đảng bộ Quân đội lần thứ XI một cách hiệu quả và chuyển biến thành hành động
trong thực tiễn xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng góp phần vào sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt, là nhằm góp
phần tăng cường xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán
bộ, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống,
những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội
bộ; uốn nắn những nhận thức lệch lạc; bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu
tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
Để thực hiện tốt trách nhiệm của cán bộ, đảng viên,
giảng viên trong nghiên cứu, quán triệt, vận dụng nghị quyết Đại Hội XIII của
Đảng vào giảng dạy các môn Lý Luận Mác - Lênin,
Tư Tưởng Hồ Chí Minh cho học viên Trường SQLQ1 cần thực hiện tốt các
biện pháp sau:
Một là, cán bộ, đảng viên, giảng viên cần nêu cao tinh
thần tự giác, chủ động sáng tạo trong vận dụng vào lĩnh vực công tác theo chức
trách nhiệm vụ được giao. Mỗi cán bộ, giảng viên trong Khoa phải tự giác, chủ
động sáng tạo học tập, nghiên cứu, cập nhật, bổ sung những nội dung của Nghị
quyết vào từng bài giảng cụ thể; chủ động tiếp cận để nắm vững những quan điểm
cơ bản, tư tưởng chỉ đạo, những nội dung cốt lõi và vấn đề mới trong văn kiện
Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết đại hội Đảng bộ các cấp một cách đầy đủ,
nghiêm túc, trách nhiệm. Đồng thời so sánh với những nội dung của Đại hội XII,
các đại hội Đảng và Hội nghị Trung ương trước đây để nhận thức rõ sự kế thừa,
bổ sung, phát triển tư duy, lý luận của Đảng trên các phương diện lớn và các lĩnh
vực cụ thể, cũng như trong hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn của Đảng. Ngoài
ra, mỗi cán bộ, giảng viên cũng cần chủ động bổ sung, cập nhật vào bài giảng
những quan điểm, nhận thức và định hướng mới của Đại hội XIII mà các chương
trình, giáo trình còn thiếu hoặc chưa thể hiện đầy đủ; chủ động thay thế những
nội dung đã lạc hậu, những nội dung không còn phù hợp; rà soát lại để chính xác
hóa các khái niệm, các thuật ngữ, bảo đảm tính khoa học, tính hệ thống và sát
với những nội dung, tinh thần của Đại hội XIII. Trên cơ sở đó, việc vận dụng
những nội dung của Văn kiện mới thực sự thuyết phục, sát với tình hình thực tế
nội dung giảng dạy của từng bộ môn, tạo được niềm tin của cán bộ, đảng viên,
học viên.
Hai là, cán bộ, đảng viên, giảng viên phải xây dựng kế
hoạch học tập và đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức vận dụng phù hợp với
chuyên môn và lĩnh vực công tác. Mỗi cán bộ, giảng viên cần xác định rõ trách
nhiệm học tập, quán triệt Văn kiện không chỉ là thực hiện nhiệm vụ của người
đảng viên, giảng viên mà cao hơn là truyền thụ đường lối, quan điểm của Đảng
đến người học, nhằm bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và biến quan điểm, đường
lối thành hành động cách mạng cụ thể. Qua đó, góp phần củng cố niềm tin, uốn
nắn những lệch lạc, đấu tranh làm thất bại luận điệu, quan điểm sai trái của
các thế lực thù địch. Theo đó, cán bộ, đảng viên, giảng viên phải xây dựng kế
hoạch học tập phải bám sát vào nội dung giảng dạy của bộ môn thật cụ thể, chi
tiết, nội dung, hình thức, phương pháp hù hợp, hiệu qủa. Tránh tình trạng xây
dựng cho có mà không thực hiện. Nghiên cứu, quán triệt, vận dụng Nghị quyết Đại
hội XIII vào giảng dạy chính là làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn mà mỗi cán bộ,
giảng viên cần đầu tư công phu, nghiêm túc, nghiên cứu sâu sắc, toàn diện thường
xuyên để từ đó tự mình quán triệt và tổ chức thực hiện theo chức trách, nhiệm
vụ. Đặc biệt, đối với nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học đòi hỏi phải
nghiên cứu, cập nhật những vấn đề trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng vào
từng bài giảng, môn học cho phù hợp từng nội dung nghiên cứu khoa học; cần đầu
tư nghiên cứu có tính hệ thống để cập nhật, bổ sung những quan điểm mới vào các
giáo trình, tài liệu dạy học. Mỗi cán bộ giảng viên cần lựa chọn và khái quát
nội dung theo tinh thần nghị quyết cho phù hợp với từng bài giảng. Việc trích
nghị quyết phải có lựa chọn sao cho sát với nội dung giảng dạy, nội dung trích
đúng trang dòng, đúng đường lối quan điểm của Đảng có như vậy, nội dung giảng
dạy mới có tính cập nhật, có hơi thở từ thực tiễn và toàn diện trên các vấn đề
về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại.
Ba là, tăng cường lồng ghép các nội dung mang tính
thời sự, thực tiễn đất nước và thế giới trong các bài giảng. Đó chính là thực
tiễn trực tiếp, thời sự diễn ra hằng ngày của con người trên mọi phương diện
của đời sống xã hội. Giảng viên thu nhận được các yếu tố (số liệu, sự kiện,
hình ảnh) của thực tiễn này từ các chuyến đi thực tế đến với các cơ sở; thực
tiễn đa chiều đã được phản ánh chọn lọc, bình luận trên các phương tiện thông
tin đại chúng như sách, báo, tạp chí, tin bài…; thực tiễn mang tính chính thống
trong các văn bản chính thống được ban hành của Đảng và Nhà nước (các văn kiện
Hội nghị, Đại hội Đảng, các luật, bộ luật…).
Từ đó, mỗi cán bộ, đảng viên, giảng viên nắm
vững và thực hiện đúng đắn, sáng tạo Nghị quyết của Đảng, tạo sự chuyển biến rõ
rệt về nhận thức, thống nhất ý chí và hành động trong toàn Đảng bộ Khoa, sự
đồng thuận cao trong cán bộ, đảng viên, giảng viên, phát huy cao độ tinh thần
đoàn kết, ý chí tự lực, tự cường, cộng đồng trách nhiệm, tương trợ giúp đỡ nhau
cùng tiến bộ, quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng
các cấp. Đồng thời, góp phần xây dựng Đảng bộ Khoa vững mạnh về chính trị, tư
tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ; đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về
tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện nhận thức lệch lạc, sai
trái, trong Khoa. Khắc phục triệt để các baì giảng thiếu tính thực tiễn mà Bộ
trưởng và đoàn kiểm tra chỉ ra.
Tóm lại, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, giảng viên
trong nghiên cứu, quán triệt, vận dụng nghị quyết đại hội XIII của Đảng vào
giảng dạy các môn Lý luận Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh cho học viên Trường SQLQ1, trước tiên là thực hiện
tốt nhiệm vụ được giao là yêu cầu cần thiết. Mỗi cán bộ, đảng viên, giảng viên cần
nhận thức đúng vị trí, vai trò và chức năng, nhiệm vụ của mình, không ngừng rèn
luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, phát huy vai trò gương mẫu trong lời nói và
hành động, từ đó không ngừng phấn đấu vuơn lên thực hiện tốt mọi nhiệm vụ được giao,
góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị trung tâm./.
NTP-H8
[1] Hồ Chí Minh: Toàn tập,
Sđd, t. 5, tr. 273-274
[2] Hồ Chí Minh: Toàn tập,
Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, H , 2011, t. 8, tr. 279
2
Ban Chấp hành Trung ương, Chỉ thị của Bộ
Chính trị về nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền, triển khai thực
hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Số 01-CT/TW, Hà Nội, ngày 09/3/2021.
3 Đảng bộ Học viện Chính trị, Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Học viện
Chính trị lần thứ XVI, tháng 10 năm 2020, tr.67.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét