Hệ thống chính trị Việt Nam về mặt thiết chế bao gồm:
Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức
chính trị - xã hội (Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản
Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội
Nông dân Việt Nam).
Trong hệ thống chính trị Việt Nam, Nhà nước là trung
tâm của hệ thống chính trị. Đảng cộng sản Việt Nam là hạt nhân của hệ thống
chính trị, lãnh đạo nhà nước và xã hội.
Đảng Cộng sản Việt Nam là Ðảng cầm quyền, lãnh đạo nhà
nước và xã hội. Ðảng lãnh đạo bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về
chính sách và chủ trương lớn; bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động
tổ chức, kiểm tra, giám sát và bằng hành động gương mẫu của đảng viên. Ðảng
thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, giới thiệu những
đảng viên ưu tú có đủ năng lực và phẩm chất vào hoạt động trong các cơ quan lãnh
đạo của hệ thống chính trị. Ðảng lãnh đạo thông qua tổ chức đảng và đảng viên
hoạt động trong các tổ chức của hệ thống chính trị.
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm
Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, hệ thống tư pháp (Toà án và Viện kiểm sát
nhân dân).Nhà nước đang được xây dựng là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
của dân, do dân và vì dân.
Quốc hội Việt Nam được thành lập thông qua bầu cử của
nhân dân, theo nhiệm kỳ, dưới sự lãnh đạo của đảng. Sự lãnh đạo của đảng trong
việc giới thiệu ứng cử viên dẫn tới trên thực tế cả Đảng và nhân dân cùng tham
gia vào quá trình lựa chọn các đại biểu quốc hội. Quốc hội bầu chủ tịch nước,
thủ tướng chính phủ, chánh án tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân
tối cao và một số vị trí khác của bộ máy nhà nước. Quốc hội bầu và thành lập
chính phủ.
Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt
nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt nam về đối nội và đối ngoại.
Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan
hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chính
phủ do Quốc hội bầu ra và chịu trách nhiệm trước quốc hội;
Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân
Hệ thống tổ chức của toà án bao gồm: Toà án nhân dân
tối cao, các toà án nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương, các toà án
nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; các toà án quân sự;
các toà án khác do luật định. Trong tình hình đặc biệt, Quốc hội có thể quyết
định hình thành toà án đặc biệt.
Hệ thống tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân bao gồm:
Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương; các viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh; các viện kiểm sát quân sự.
Chức năng, nhiệm vụ của Toà án nhân dân và Viện kiểm
sát nhân dân là bảo vệ Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam. Viện kiểm sát Nhân
dân đồng thời thực hiện chức năng công tố.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị -
xã hội thành viên là một bộ phận của hệ thống chính trị. là cơ sở chính trị của
chính quyền nhân dân. Ðảng Cộng sản Việt Nam vừa là thành viên vừa là tổ chức
lãnh đạo Mặt trận. Mặt trận hoạt động theo phương thức hiệp thương dân chủ,
phối hợp và thống nhất hành động giữa các thành viên./.
HDH-H2
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét