Sáng ngày
23/5, Phát biểu trước Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam Đỗ Văn Chiến nêu kiến nghị của cử tri về việc còn có ý kiến trái chiều về
việc đưa môn lịch sử là môn học tự chọn ở bậc THPT, có thể sẽ gây ra hậu quả, hệ
lụy khó lường. Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đề nghị Bộ
Giáo dục và Đào tạo xem xét một cách thận trọng, đánh giá khách quan, toàn diện
chương trình cải cách giáo dục phổ thông, nhất là việc đưa môn lịch sử ở bậc
THPT là môn học tự chọn.
Thừa ủy quyền của Thủ tướng, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành báo cáo trước Quốc hội nội dung chủ yếu về bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) năm 2021 và tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KTXH những tháng đầu năm 2022. Liên quan đến việc đưa môn lịch sử là môn học tự chọn ở bậc THPT, một trong những nhiệm vụ được Phó Thủ tướng đề cập tới trong thời gian tới là nghiên cứu tiếp thu ý kiến của Nhân dân, đại biểu Quốc hội về việc quy định môn học lịch sử là môn bắt buộc trong chương trình giáo dục ở cấp THPT.
Quang cảnh kỳ họp thứ ba, Quốc hội Khóa XV
Trước đó, sáng
22/5, Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội đã họp phiên toàn thể lần thứ 3 để
thảo luận vào báo cáo chuyên đề về “Việc triển khai Chương trình giáo dục phổ
thông 2018 đối với môn lịch sử cấp trung học phổ thông”. Bà Nguyễn Thị Mai Hoa
- Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục, cho biết, đa số các ý kiến không đồng
tình đối với việc đưa môn lịch sử cấp trung học phổ thông thành môn lựa chọn.
Lịch sử là
môn học đặc biệt quan trọng, giữ vai trò chủ đạo trong việc giáo dục chính trị,
tư tưởng đối với thế hệ trẻ; giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc,
truyền thống văn hóa, lịch sử. Lịch sử cũng giúp bồi dưỡng năng lực tư duy,
hành động, thái độ ứng xử đúng đắn trong đời sống xã hội; từ đó hình thành những
phẩm chất của công dân Việt Nam, công dân toàn cầu trong xu thế phát triển của
thời đại.
Đất nước này
là của nhân dân Việt Nam, do nhân dân Việt Nam làm chủ và phải vì nhân dân, tiếp
thu ý kiến, nguyện vọng của nhân dân. Nhân dân Việt Nam phản đối biến môn lịch
sử thành môn thứ yếu, ai thích thì chọn, không thích thì thôi. Lịch sử Việt Nam
khác với các dân tộc khác vì nó được kết tinh bằng núi xương, sông máu của các
thế hệ qua hơn 4000 năm lịch sử. Hàn Quốc, Nhật Bản... từng thử nghiệm tích hợp
môn lịch sử nhưng họ đã hối hận. Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội đã kỹ
lưỡng trong việc lấy ý kiến của các chuyên gia và ý kiến của tuyệt đại đa số
nhân dân Việt Nam, Quốc hội rất sáng suốt khi đề nghị để môn lịch sử là môn học
bắt buộc. Sắp tới, nhân dân Việt Nam rất mong Bộ Giáo dục và Đào tạo đổi mới
cách dạy và học, đổi mới cả tư duy lẫn Phương pháp dạy, để lịch sử trở nên thú
vị đối với các cháu học sinh.
Những đàn sói
chồm lên cắn vào lịch sử đã bị bẻ gãy răng và có lẽ Nguyễn Minh Thuyết và bè đảng
72 tên đòi xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam tại điều 4 Hiến
pháp đang thở những hơi thở cuối cùng trong nỗi thất vọng. Ý đồ xem nhẹ lịch sử
để tiến tới xuyên tạc, bôi nhọ, hạ bệ những anh hùng dân tộc, rửa mặt cho giặc
đã bị nhân dân Việt Nam dập tắt ngay từ trứng nước. Yakovlev không có đất dụng
võ ở đất nước Tiên Rồng. Cảm ơn Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội, Quốc hội
ta quá anh minh, sáng suốt./.
NĐV-H2
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét