Nguyên nhân
chính của tham nhũng, tiêu cực là do quản lý yếu kém, sơ hở của nhà nước; sự biến
động mạnh mẽ về chính trị, kinh tế, xã hội; sự lũng đoạn của các tập đoàn kinh
tế, chính trị và cũng có thể là sự lạm dụng truyền thống văn hóa...; nhưng xét
đến cùng chính từ chủ nghĩa cá nhân mà phát sinh, phát triển và tồn tại tham
nhũng, tiêu cực. Tham nhũng tác động tiêu cực và gây ra nhiều hậu quả xấu cho
xã hội, như: Làm tăng khoảng cách giàu nghèo, bất công xã hội, kìm hãm sự phát
triển của đất nước; làm cho bộ máy Nhà nước hoạt động kém hiệu lực, hiệu quả,
thậm chí làm mục ruỗng bộ máy Nhà nước, đe dọa sự tồn vong của đất nước, của chế
độ. Tham nhũng làm suy thoái đạo đức, lối sống của không ít cán bộ, công chức
trong bộ máy Nhà nước... Nguy hiểm nhất là tham nhũng làm mất lòng tin của người
dân với đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Vì vậy, Đảng Cộng sản Việt
Nam khẳng định, tham nhũng là “quốc nạn”, là “giặc nội xâm” và lãnh đạo, chỉ đạo
quyết liệt vấn đề phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Tuy nhiên gần đây, trên
trang Baotiengdan Lê Hồng Điệp có bài viết với tựa đề: Tham nhũng là kẻ thù tồi
tệ nhất của quân đội Việt Nam. Theo đó, y cho rằng “Tham nhũng cũng làm suy giảm
tinh thần của các sĩ quan và làm suy yếu khả năng sẵn sàng chiến đấu của họ”.
Đây là luận
điệu, hoàn toàn suy diễn, vô căn cứ của Lê Hồng Điệp, phản ánh không đúng thực
tiễn công tác phòng, chống tham nhũng trong Quân đội cũng như tinh thần của cán
bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam, bởi vì:
Thứ nhất,
tham nhũng là hiện tượng xã hội có nguồn gốc từ khi xã hội phân chia giai cấp
và hình thành nhà nước. Tham nhũng ngày nay không còn là vấn đề riêng của từng
quốc gia mà đã trở thành vấn đề toàn cầu. Đây là hiểm họa không chỉ cho từng
dân tộc mà là hiểm họa chung của cả loài người. Toàn thế giới đang tập trung
cho cuộc đấu tranh chống lại hiểm họa này.
Thực tiễn quá
trình phát triển của đất nước, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính
sách, giải pháp về phòng, chống tham nhũng, lãng phí với quyết tâm chính trị rất
cao. Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được đẩy mạnh, đạt nhiều
kết quả rõ rệt, điều đó khẳng định quyết tâm mạnh mẽ, “không ngừng”, “không nghỉ”,
của Đảng, Nhà nước trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, củng cố
niềm tin của nhân dân. Việc Ban Bí thư Trung ương Đảng thi hành kỷ luật nghiêm
khắc với cả cán bộ cấp cao là minh chứng rõ ràng cho thấy, Đảng và Nhà nước ta
luôn kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí và tiêu cực
với nguyên tắc không có vùng cấm, không có ngoại lệ, không bị tác động, bởi bất
cứ tổ chức, cá nhân nào.
Thứ hai, Quân
đội nhân dân Việt Nam với công tác phòng chống tham nhũng
Quân đội nhân
dân Việt Nam là một lực lượng cấu thành xã hội, mà bộ phận thuộc kiến trúc thượng
tầng. Quân đội không thể tách rời xã hội. Vì vậy, các tệ nạn xã hội, trong đó
tham nhũng cũng xuất hiện trong Quân đội, Song, trong quá trình xây dựng, chiến
đấu và trưởng thành, Quân đội đặc biệt coi trọng phòng, chống tiêu cực, tham
nhũng, lãng phí; kịp thời ban hành nghị quyết, chỉ thị, chương trình, kế hoạch,
quy chế, quy định lãnh đạo, chỉ đạo trên từng lĩnh vực công tác trọng yếu sát
đúng, phù hợp với tình hình, nhiệm vụ của Quân đội, làm cơ sở để triển khai, tổ
chức thực hiện thống nhất trong toàn quân. Đồng thời, thực hiện tốt việc rà
soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành quy chế, quy định, chế độ, định mức, tiêu chuẩn;
công khai, minh bạch trên các lĩnh vực công tác trọng yếu; tăng cường công tác
kiểm tra, giám sát, thanh tra nhằm phát hiện, phòng ngừa tham nhũng, lãng phí;
kịp thời điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, đảm bảo chặt chẽ, đúng
pháp luật, đạt chất lượng, hiệu quả; tập trung thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm
minh, dứt điểm các sai phạm tồn đọng trong quản lý, sử dụng đất quốc phòng từ
những năm trước và một số vụ án liên quan đến cán bộ quản lý thiếu trách nhiệm
gây hậu quả nghiêm trọng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lạm quyền trong khi
thi hành công vụ đúng quy trình, thủ tục, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà
nước, theo tinh thần chỉ đạo của Trung ương không có “vùng cấm”, không có trường
hợp ngoại lệ.
Gần đây nhất,
đã khởi tố, điều tra nhiều vụ án lớn, đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp như: Vụ
án “Tham ô tài sản; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và
vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Học viện Quân
y - Bộ Quốc phòng. Vụ án “Tham ô tài sản; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi
thi hành công vụ” xảy ra tại Bộ Tư lệnh Cảnh sát Biển Việt Nam, góp phần nâng
cao chất lượng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đẩy mạnh phòng ngừa với những
hành vi tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong Quân đội. Việc xử lý nghiêm các
hành vi vi phạm mang lại hiệu quả tích cực trong cảnh báo, răn đe, ngăn ngừa và
hạn chế các vụ việc tương tự. Được cán bộ đảng viện, chiến sĩ và nhân dân đồng
tình ủng hộ, không ngừng củng cố niềm tin của quân nhân vào sự lãnh đạo Đảng,
Nhà nước; giữ vững và phát huy phẩm chất tốt đẹp “Bộ đội Cụ Hồ”: Cán bộ, chiến
sĩ Quân đội luôn trung thành vô hạn với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân, sẵn
sàng chiến đấu, hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm
vụ nào cũng hoàn thành, kẻ thù nào cũng đánh thắng.
Như vậy, bài
viết của Lê Hồng Điệp, suy diễn, quy chụp lấy sự kiện Bộ Quốc phòng truy tố 5 sỹ
quan cấp tướng nguyên lãnh đạo, chỉ huy Bộ Tư lênh Cảnh sát Biển, để quy kết
cho “tham nhũng làm suy yếu tinh thần của các sĩ quan cũng như khả năng sẳn
sàng chiến đấu của họ” là vô căn cứ, hòng phá hoại niềm tin của cán bộ, chiến
sĩ đối với công tác phòng chống tham nhũng trong Quân đội nói riêng, vai trò
lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội nói chung để phục vụ cho mưu đồ chống phá của
chúng. Vì vậy, mỗi chúng ta cần nêu cao
cảnh giác, kiên quyết vạch trần và đấu tranh bác bỏ./.
NĐV-H2
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét