Pages - Menu

Thứ Ba, 21 tháng 6, 2022

LUẬN ĐIỂM “BỎ QUA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN” CỦA C.MÁC VÀ PH.ĂNGGHEN

 

(Phần II: Tính khoa học luận điểm “bỏ qua chủ nghĩa tư bản” của C.Mác và Ph.Ăngghen)

Xuất phát từ nghiên cứu đời sống xã hội hiện thực, kế thừa và phát triển trên cơ sở duy vật lý luận về sự vận động và phát triển xã hội loài người của Hê Ghen, C.Mác và Ph.Ăngghen đã đưa ra sơ đồ đầu tiên của sự phát triển lịch sử xã hội loài người - đó là lịch sử thay thế lần lượt nhau của các hình thái kinh tế xã hội từ thấp đến cao. Động lực của nó chính là quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. C.Mác gọi đó là quá trình lịch sử tự nhiên. Đó là sự khái quát trừu tượng. Theo cách diễn đạt đó thì lịch sử loài người đi theo một đường thẳng.

Bằng cách tiếp cận này, khi phân tích nhưng mâu thuẫn nội tại của CNTB, C.Mác và Ph.Ăngghen đã dự báo cách mạng XHCN sẽ nổ ra cùng một lúc ở những nước tư bản phát triển nhất, như Mỹ, Anh, Pháp, Đức. Lịch sử đã không diễn ra như vậy, do đó mà nhiều người đặt nghi nghờ vào những quy luật mà chính C.Mác và Ph.Ăngghen đã nêu ra.

C.Mác và Ph.Ăngghen còn nêu ra sơ đồ thứ hai về con đường phát triển của lịch sử loài người để bổ sung cho sơ đồ thứ nhất. Hai ông gọi đó là “sự phát triển rút ngắn” hay là con đường đi tắt của lịch sử. Theo sơ đồ này thì lịch sử các dân tộc không diễn ra tuần tự qua các hình thái kinh tế xã hội, mà thường bỏ qua giai đoạn này hay giai đoạn khác trong khuôn khổ sơ đồ chung của lịch sử toàn nhân loại. Khẳng định sơ đồ này, Mác đã phê phán gay gắt những quan điểm cho rằng lịch sử các dân tộc phải đi theo tuần tự quá trình lịch sử tự nhiên như là một định mệnh, rằng CNTB Tây Âu là con đường chung mà tất cả các dân tộc nhất thiết phải đi theo.

Theo Mác, bỏ qua chế độ TBCN ở đây là “bỏ qua những đau khổ của chế độ đó”, bỏ qua những cái đã lỗi thời, lạc hậu, không còn phù hợp với sự phát triển của lịch sử loài người và dân tộc. Vì vậy, sẽ là sai lầm nếu cứ chủ quan duy ý chí, bất chấp quy luật. Rõ ràng đây là tư tưởng hết sức biện chứng và khoa học của C.Mác và Ph.Ăngghen, mà trước đó trong lịch sử chưa có một nhà lý luận nào đạt được. Mác còn cho rằng: “loài người bao giờ cũng chỉ đặt ra cho mình những vấn đề mà mình có thể giải quyết được, vì khi xét kỹ hơn, bao giờ người ta cũng thấy rõ ràng bản thân vấn đề đó đã có hay ít ra cũng đang hình thành”. Nói một cách khác, mọi hoạt động của con người chỉ là sự phản ánh và thực hiện những nhu cầu dã chín muồi của đời sống xã hội. Những nhiệm vụ mà con người phải giải quyết là những nhiệm vụ do lịch sử đề ra và quy định nội dung, biện pháp giải quyết. Chúng ta đạt được những thành công trong việc cải tạo hiện thực là do phản ánh được hiện thực mà có, chứ không phải do những ảo tưởng tùy tiện của bản thân con người mà có. Hoạt động chính của con người là phát hiện và vận dụng những quan hệ tất yếu của khách quan để tạo ra những hoàn cảnh và điều kiện cần thiết cho đời sống xã hội.

Để thực hiện được con đường “phát triển rút ngắn” trong quá trình phát triển, C.Mác và Ph.Ăngghen đã nghiên cứu, chỉ ra những điều kiện cần thiết đảm bảo cho quá trình đó. Mác khẳng định: “không một hình thái xã hội nào diệt vong trước khi tất cả những lực lượng sản xuất mà hình thái xã hội đó tạo địa bàn đầy đủ cho phát triển, và những quan hệ sản xuất mới cao hơn, cũng không bao giờ xuất hiện trước khi những điều kiện tồn tại vật chất của những quan hệ đó chưa chín muồi”. Còn Ăngghen thì cho rằng: “chỉ khi nào nền kinh tế TBCN đã bị đánh bại trên quê hương của nó, chỉ khi nào mà những nước lạc hậu qua tấm gương ấy mà biết rằng…những lực lượng sản xuất, công nghiệp hiện đại với tư cách là sở hữu công cộng, đã được sử dụng như thế nào để phục vụ toàn xã hội, thì những nước lạc hậu ấy mới có thể bước vào con đường phát triển rút ngắn”. Những điều kiện cần phải tạo dựng ở đây theo hai ông chính là vai trò của các chủ thể trong việc tạo ra các tiền đề vật chất của kinh tế - xã hội cả trong và ngoài nước –mà trước hết là sự phát triển của lực lượng sản xuất. Ăngghen viết: “chỉ khi nào đã tạo nên được một khối lượng tư liệu sản xuất cần thiết cho việc cải tạo đó thì khi ấy mới thủ tiêu được chế độ tư hữu”. Vì “CNTB như một cơ thể, nó chỉ có thể chết dần từ đầu ngón chân, ngón tay, còn tim óc sẽ chết sau cùng”.

NTC-H4

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét