Tình đồng chí, đồng đội là tình cảm thiêng liêng, cao
quý của những người lính
cùng chung mục tiêu, lý tưởng cách mạng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội. Đó là sự gắn bó, yêu thương, giúp đỡ nhau như tình anh em của những người
lính từ mọi miền của Tổ quốc, họ tình cờ gặp nhau trong cuộc chiến đấu giành
độc lập tự do cho dân tộc. Sự chân thành, đồng cam, cộng khổ của những người
lính đã góp phần quan trọng vào việc hình thành, phát triển và nuôi dưỡng tình
đồng chí, đồng đội, một phẩm chất của “Bộ đội Cụ Hồ”, trở thành giá trị nhân
văn sâu sắc định hướng nhận thức, hành động
cho lớp lớp cán bộ, chiến sĩ trong Quân đội ta phải giữ gìn và phát huy
tình đồng chí,đồng đội lên tầm cao mới, thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ
xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Tình đồng chí, đồng đội của những người lính trong
Quân đội nhân dân Việt Nam được hình thành, phát triển một cách rất tự nhiên,
từ chính thực tiễn yêu cầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Những con người từ mọi miền quê của Tổ quốc, họ không quen biết nhau, nhưng vì
nhiệm vụ đấu tranh cách mạng mà những người xa lạ trở nên thân thiết, cùng chung
mục tiêu, lý
tưởng cách mạng.
Nhà thơ Chính Hữu đã viết: “Anh với tôi đôi người xa lạ, Tự phương trời
chẳng hẹn quen nhau. Súng bên súng, đầu sát bên đầu, đem rét chung chăn thành
đôi tri kỷ. Đồng chí!”. Tình đồng chí, đồng đội của những người lính “Bộ đội Cụ
Hồ” không chỉ dừng lại ở mối quan hệ đơn giản, bình thường vượt lên trên tình
bạn trở thành tình cảm đặc biệt sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau trong mọi điều kiện,
hoàn cảnh, thậm trí là sự hy sinh cho nhau. Do đó, tình đồng chí, đồng đội đã
không ngừng nảy nở, lan toả, phát triển giữa những người lính với nhau, là động
lực tinh thân mạnh mẽ giúp người lính vượt qua khó khăn, gian khổ, vất vả, hoàn
thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao. Tình đồng chí, đồng đội vượt qua danh
giới, phạm vi của những suy nghĩ giản đơn, biến thành hành động thiết thực, cụ
thể, hướng đến mục tiêu cao cả giành độc lập, tự do Tổ quốc, hạnh phúc của Nhân
dân, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Trải qua năm tháng chiến tranh ác liệt, tình đồng chí,
đồng đội không ngừng được củng cố, vun đắp, trở thành biểu tượng sáng ngời cho
bản lĩnh, ý chí và sức mạnh con người Việt Nam; là phẩm chất nhân cách của
người quân nhân cách mạng. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, trước những diễn
biến phức tạp của tình hình thế giới, khu vực và trong nước đang hàng ngày,
hàng giờ tác động đến đời sống của cán bộ, chiến sĩ Quân đội, đến tình đồng
chí, đồng đội, đó là vấn đề cơm, áo, gạo, tiền, quan hệ, ứng xử, giải quyết các
mối quan hệ trong công việc, cuộc sống, địa vị, quyền lợi, danh vọng… đặt ra
rất cấp bách, đòi hỏi các chủ thể khác nhau phải có cách thức, biện pháp giải
quyết hợp lý, hiệu quả, không làm mất đi tình đồng chí, đồng đội được biết bao
thế hệ tạo dựng, vun đắp nên. Theo đó, giữ gìn và phát huy tình đồng chí, đồng
đội trong giai đoạn hiện nay là hoạt động tích cực, chủ động của cán bộ, chiến
sĩ Quân đội, với những cách ứng xử, giao tiếp, quan hệ hợp lý, phù hợp, hiệu
quả, bảo đảm cho mỗi cán bộ, chiến sĩ đều hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ
được giao, là công cụ bạo lực sắc bén trong bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân và
chế độ xã hội chủ nghĩa. Những phẩm chất tốt đẹp của tình đồng chí, đồng đội
như: đoàn kết, gắn bó, yêu thương, quan tâm đến nhau, chân thành, hết lòng, hết
sức về nhiệm vụ, thuỷ chung, nghĩa tình cần phải được gìn giữ và phát huy, kiên
quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, lợi dụng tình đồng chí, đồng đội để
mưu lợi cá nhân, có những hành động, việc làm đi ngược lại phẩm chất “Bộ đội Cụ
Hồ”.
Thời gian qua, tình đồng chí, đồng đội được cán bộ,
chiến sĩ Quân đội ta gìn giữ và phát huy, góp phần quan trọng vào việc hoàn
thành chức năng, nhiệm vụ của Quân đội. Cán bộ, chiến sĩ luôn đoàn kết, giúp đỡ
nhau trong thực hiện nhiệm vụ được giao, nhất là trong mưa lũ, cứu hộ, cứu nạn,
dịch bệnh, tình đồng chí, đồng đội được lan toả sâu rộng, tô thăm lên hình ảnh
anh “Bộ đội Cụ Hồ” trong lòng Nhân dân “đi dân nhớ, ở dân thương”. Cấp uỷ, cán
bộ chủ trì đơn vị thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao
nhận thức, trách nhiệm cho mỗi quân nhân
về vai trò của tình đồng chí, đồng đội; tổ chức các hoạt động thực tiễn để củng
cố, bồi đắp tình đồng chí, đồng đội giữa cán bộ, chiến sĩ; làm tốt công tác xây
dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, nhất là vững mạnh về chính trị, cán bộ, chiến
sĩ đoàn kết trong thực hiện nhiệm vụ được giao; công tác thi đua, khen thưởng
đối với cán bộ, chiến sĩ có nhiều nỗ lực, cố gắng trong xây dựng đơn vị luôn
được chú trọng quan tâm, tạo thành sức mạnh vật chất, tinh thần to lớn.
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được việc giữ gìn và
phát huy tình đồng chí, đồng đội ở một số đơn vị còn hạn chế. Một số cán bộ,
chiến sĩ không trân trọng quý giá tình đồng chí, đồng đội, còn có biểu hiện lợi
dụng nhau để mưu lợi cá nhân, bình thường thì quan hệ, ứng xử rất tốt, khi xảy
ra sự việc thì quay lưng, tìm cách lảng tránh, cầu cứu người khác; ăn chơi, vay
nợ quá khả năng tri trả, lừa đồng chí, đồng đội; xa vào tệ nạn xã hội; hoạt
động tuyên truyền, cổ động ở đơn vị về tình đồng chí, đồng đội chưa được quan
tâm đúng mức… nguyên nhân của hạn chế đó bao gồm cả khách quan và chủ quan,
song nguyên nhân chủ quan vẫn là cơ bản quan trọng, quyết định, một số cán bộ,
chiến sỹ, nhất là sĩ quan trẻ thiếu tu dưỡng rèn luyện về mọi mặt, buông lỏng
suy nghĩ, hành động, không đặt mình vào tổ chức; bên cạnh đó là gia đình nuông
chiều, không thấy được thực lực, khả năng của con mình như thế nào, có hình
thức, biện pháp quản lý, giáo dục phù hợp, hiệu quả. Trong thời gian tới, sự
tác động của các yếu tố bên ngoài và bên trong tiếp tục diễn ra, có mặt quyết
liệt, phức tạp hơn; trong khi đó, yêu cầu, nhiệm vụ của mỗi đơn vị ngày càng
tăng, đòi hỏi cao về năng lực, trình độ chuyên môn công tác, phẩm chất đạo đức,
lối sống. Để tiếp tục giữ vững và phát huy tình đồng chí, đồng đội, một phẩm
chất cao đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ” trong giai đoạn hiện nay cần thực hiện các biện
pháp sau:
Một là, thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền,
giáo dục nâng cao nhận thức trách nhiệm cho cán bộ, chiến sĩ tầm quan trọng
việc giữ gìn và phát huy tình đồng chí, đồng đội.
Đây là giải pháp quan trọng hàng đầu, tác động trực
tiếp tới các tổ chức, lực lượng, nhằm tạo nên sự thống nhất trong nhận thức tư
tưởng, hành động cho các chủ thể có liên quan trong việc giữ gìn và phát huy
tình đồng chí, đồng đội của cán bộ, chiến sĩ hiện nay. Nếu không có nhận thức
đúng, thì sẽ không có hành động đúng, do đó, nhận thức tốt việc giữ gìn và phát
huy tình đồng chí, đồng đội của cán bộ, chiến sĩ là cơ sở, tiền đề để cho các
chủ thể đề ra những nội dung, hình thức, biện pháp bồi dưỡng sát hợp, đem lại
những kết quả như mong muốn. Thực chất của giải pháp này là đề cao vai trò,
trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc giữ gìn và phát huy
tình đồng chí, đồng đội của Quân đội ta hiện nay.
Theo đó, tổ chức đảng các cấp, người chỉ huy, cơ quan
chính trị và đội ngũ cán bộ các cấp cần có sự vào cuộc quyết liệt trong việc
xác định nội dung, hình thức, phương pháp giữ gìn và phát huy để không ngừng
củng cố, bồi đắp tình đồng chí, đồng đội cho cán bộ, chiến sĩ. Nội dung, biện
pháp bồi dưỡng cần hướng vào: tuyên truyền, giáo dục các quan điểm, đường lối
của Đảng, Nhà nước, Quân đội về vai trò, vị trí của tình đồng chí, đồng đội
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong tình hình
mới; tổ chức những hoạt động tuyên truyền, giáo dục về truyền thống của dân
tộc, của Đảng, Quân đội đơn vị để giữ gìn và phát huy tình đồng chí, đồng đội
đồng chí cho cán bộ, chiến sĩ; làm tốt công tác đôn đốc, kiểm tra nhắc nhở việc
giữ gìn và phát huy tình đồng chí, đồng đội của các chủ thể quản lý đối với
việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; đổi mới tư duy nhận thức, hành
động của mỗi cán bộ, chiến sỹ, nhất là trong thực hiện nhiệm vụ huấn luyện sẵn
sàng chiến đấu.
Thứ hai, thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức,
phương pháp giáo dục chính trị cho cán bộ, chiến sĩ.
Đây là vấn đề cấp thiết và có tính đột phá để giữ gìn
và phát huy tình đồng chí, đồng đội của cán bộ, chiến sĩ hiện nay. Có nhà bình
luận quốc tế đã nói: “Đây là thời điểm mà nếu ngồi yên với tư duy ứ đọng thì
các nhà tư tưởng sẽ bị tụt hậu, các nhà chính trị sẽ bị mất định hướng, các nhà
kinh doanh sẽ bị mất thị trường và thậm chí cha cố cũng sẽ mất hết con chiên”.
Sự nghiệp đổi mới đã được tiến hành hơn 35 năm, nhưng có một mảng công tác đặc
biệt quan trọng của Đảng, công tác giáo dục chính trị lại tỏ ra rất chậm chạp
trong việc đổi mới phương pháp. Vì vậy, cần đổi mới mạnh mẽ thường xuyên nội
dung, phương pháp, hình thức giữ gìn và phát huy tình đồng chí, đồng đội phù
hợp với đặc điểm tình hình, yêu cầu, nhiệm vụ đơn vị đặt ra. Lựa chọn những nội
dung giáo dục có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với từng đối tượng và gắn với
nhiệm vụ chính trị trung tâm của đơn vị; đặc biệt coi trọng vấn đề bồi dưỡng,
giáo dục những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; coi
trọng giáo dục truyền thống, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức về đối
tượng, đối tác và âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù
địch, để cán bộ, chiến sĩ luôn nêu cao cảnh giác cách mạng, kiên quyết đấu
tranh chống quan điểm sai trái, nhận thức mơ hồ, lệch lạc; tích cực phòng chống
“phi chính trị hóa” Quân đội, ngăn ngừa những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa” trong nội bộ; giáo dục những tác động tiêu cực ở bên ngoài xã hội
ảnh hưởng đến cán bộ, chiến sĩ, nhất là ảnh hưởng của lối sống thực dụng, ích
kỷ, chủ nghĩa cá nhân… Về hình thức, biện pháp, nội dung giáo dục được thực
hiện thông qua học tập chính trị của cán bộ, chiến sĩ, huấn luyện hàng ngày;
thông qua sinh hoạt, thực hiện các nhiệm vụ; thông qua xây dựng điển hình tiên
tiến, biểu dương gương người tốt, việc tốt trong đơn vị; thông qua hành quân dã
ngoại, làm nhiệm vụ dân vận giúp đỡ nhân dân khắc phục hậu quả do thiên tai, lũ
lụt, dịch bệnh…
Thứ ba, tăng cường rèn luyện, thử thách cán bộ, chiến
sĩ trong các tình huống, các nhiệm vụ khó khăn, phức tạp của đơn vị giữ gìn và
phát huy tình đồng chí, đồng đội.
Tình đồng chí, đồng đội của cán bộ, chiến sĩ Quân đội
ta chỉ được hình thành, phát triển trong mỗi suy nghĩ, hành động, việc làm khi
họ được trải nghiệm thực tiễn, thông qua các hoạt động phong phú, đa dạng ở các
đơn vị cơ sở và ở bên ngoài xã hội. Chính thông qua, những phong trào của Đảng,
Nhà nước, Quân đội, Trung ương đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, đơn vị mà
tình đồng chí, đồng đội của cán bộ, chiến sĩ mới được bộc lộ một cách rõ ràng
nhất. Do đó, lãnh đạo, chỉ huy đơn vị cần mạnh dạn giao nhiệm vụ khó khăn, cần
ý chí, nghị lực cho cán bộ, chiến sĩ. Lao động quân sự là lao động đòi hỏi có
sự cố gắng, ý chí quyết tâm cao, muốn vậy, lãnh đạo, chỉ huy đơn vị cần giao
nhiệm vụ cho họ, để họ từng bước được trải nghiệm với những công việc khó khăn,
gian khổ, phức tạp và mức độ công việc cũng tăng dần lên theo cấp số nhân để
từng bước hoà nhịp với từng nhiệm vụ của đơn vị và bản thân. Những nhiệm vụ do
lãnh đạo, chỉ huy và đội ngũ cán bộ các cấp đưa ra cho cán bộ, chiến sĩ thực
hiện không quá cao, quá khó và cũng không dễ quá, phù hợp với trạng thái sức
khoẻ, khả năng của mỗi một quân nhân, trong những nhiệm vụ đó cần đề ra mục
đích yêu cầu cần đạt được để cho họ luôn ý thức được tinh thần, trách nhiệm khi
được giao. Tổ chức các buổi trao đổi, rút kinh nghiệm giữa đội ngũ cán bộ lãnh
đạo, quản lý với cán bộ, chiến sĩ đây là một khâu, một công đoạn quan trọng
trong mỗi hoạt động nhận thức và thực tiễn.
Thông qua trao đổi, rút kinh nghiệm, cán bộ, chiến sĩ có điều kiện nhìn lại mình, tạo ra sự nỗ lực cố gắng cao hơn của chính họ đối với các nhiệm vụ tiếp theo của mình. Trong trao đổi, rút kinh nghiệm phải đề cao tính chiến đấu, tính đấu tranh phê bình và tự phê bình, bảo đảm các buổi trao đổi, rút kinh nghiệm giữa đội ngũ cán bộ các cấp với cán bộ, chiến sĩ thực sự dân chủ, bình đẳng, nghiêm túc, thực sự có tác dụng đối với quá trình giữ gìn và phát huy tình đồng chí, đồng đội của cán bộ, chiến sĩ hiện nay.
L.Đ.V - K3
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét