Đảng Cộng sản Việt
Nam ra đời đã đáp ứng nguyện vọng bức thiết của lịch sử là: Cứu dân, cứu nước
khỏi vòng nô lệ của thực dân và ách áp bức của phong kiến; giải phóng dân tộc,
thực hiện khẩu hiệu “người cày có ruộng”; đi lên chủ nghĩa xã hội, đem lại ấm
no, hạnh phúc cho nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Mục tiêu hiện nay
của Đảng là đấu tranh thống nhất nước nhà, để thực hiện một nước Việt Nam hòa
bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh; làm cho cả nước không còn ai bị
bóc lột, xây dựng một xã hội mới, trong đó mọi người được sung sướng, ấm no”. Mục
tiêu đó là đạo đức, là văn minh.
Đảng Cộng sản Việt
Nam tổ chức lãnh đạo nhân dân ta chống lại ách thống trị của thực dân và ách áp
bức của phong kiến, đấu tranh đòi quyền lợi cho dân nghèo, làm cuộc cách mạng
giải phóng dân tộc, thực hiện quyền tự quyết, quyền độc lập, tự chủ của dân tộc
Việt Nam, đó là quyền bình đẳng tối thiểu của các dân tộc, các quốc gia trên thế
giới. Trong Bản Tuyên ngôn độc lập, Người viết: “Tất cả mọi người đều sinh ra
bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những
quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Chính vì
thế, mà Người luôn quan tâm giải quyết quyền dân tộc cơ bảncủa nhân dân Việt
Nam một cách khoa học. Dưới ánh sáng của học thuyết Mác - Lênin, trực tiếp là
tư tưởng vĩ đại của V.I.Lênin, Hồ Chí Minh hiểu rằng, quyền tự do, bình đẳng và
mưu cầu hạnh phúc là những quyền thiêng liêng, không ai được phép xâm phạm;
trong một đất nước, quyền lợi của mỗi cá nhân bao giờ cũng gắn liền với quyền lợi
của cả dân tộc, đất nước. Nước mất thì nhà tan, nước độc lập thì dân tộc mới độc
lập, con người mới được giải phóng và có tự do đích thực. Đó là một trong những
lý do để Người trở thành chiến sĩ cộng sản đấu tranh không mệt mỏi cho sự nghiệp
giải phóng dân tộc ở Việt Nam và các dân tộc bị áp bức trên thế giới. Đó là đạo
đức, là văn minh.
Đảng Cộng sản Việt
Nam không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân
lao động. Ngay từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc -
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: là một Đảng chân chính cách mạng, Đảng trung
thành tuyệt đối với lợi ích của giai cấp công nhân, của toàn thể dân tộc và
nhân dân Việt Nam. Sau thắng lợi của Cách mạng Tháng 8 năm 1945, nhân dân ta
giành được chính quyền, Đảng ta trở thành Đảng cầm quyền, là đội tiên phong của
giai cấp công nhân, đại biểu trung thành cho lợi ích của giai cấp công nhân,
nhân dân lao động và toàn thể dân tộc, với mục đích duy nhất là giữ vững độc lập,
tự do của Tổ quốc, giải phóng nhân dân khỏi mọi áp bức, bóc lột, xây dựng cuộc
sống mới ấm no, hạnh phúc.
Chủ tịch Hồ Chí
Minh luôn nhắc nhở Chính phủ chăm lo mọi mặt cho đời sống nhân dân, với tinh thần
nhân dân chỉ cảm nhận được quyền của mình trong một nước độc lập khi ai cũng có
cơm ăn, ai cũng có áo mặc, mọi người được học hành. Người ước nguyện: “Tôi chỉ
có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc
lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được
học hành”. Với Người, giải phóng con người, trước hết là giải phóng họ khỏi cái
đói, cái rét, cái dốt để giải phóng dân tộc, chỉ có thoát khỏi thân phận nô lệ,
mỗi con người mới lấy lại được phẩm giá làm người; chỉ giải phóng dân tộc mới
góp phần giải phóng của toàn nhân loại. Chính vì thế, Người đã thức tỉnh ý thức
đạo đức dân tộc và nối liền với đạo đức thời đại mới - đưa chủ nghĩa yêu nước
Việt Nam thành một bộ phận của tinh thần quốc tế. Giá trị văn hóa đạo đức đó đã
xác lập chủ nghĩa yêu nước chân chính, tiếp biến với các giá trị đạo đức tiến bộ
của loài người, gạt bỏ các mặt đạo đức lạc hậu để phát triển giá trị đạo đức mới.
Giá trị đạo đức mới chi phối tư tưởng, ý thức đạo đức, các quan hệ ứng xử, các
hành vi đạo đức trong nhân dân. Từ giải quyết quyền con người, quyền dân tộc cơ
bản, Người đã xác lập các giá trị đạo đức một nền đạo đức mới Việt Nam. Việc kết
hợp các giá trị đạo đức dân tộc với các giá trị đạo đức của thời đại đã tạo ra
là nền tảng quan trọng của sự tiến bộ xã hội ở Việt Nam. Đó là đạo đức, là văn
minh.
Chủ tịch Hồ Chí
Minh luôn coi trọng xây dựng đạo đức của đội ngũ cán bộ. Người rất quan tâm đến
việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có trình độ văn hóa, am hiểu pháp luật,
thành thạo nghiệp vụ và nhất là phải có đạo đức cần, kiệm liêm chính, chí công
vô tư, tận tâm, tận lực, trung với nước, hiếu với dân suốt đời phục vụ Tổ quốc,
phụng sự nhân dân. Người cho rằng, đạo đức cách mạng sẽ tạo nội lực quan trọng
cho quá trình cách mạng, đạo đức là nền tảng và là sức mạnh của người cách mạng,
coi đó là cái gốc của cây, ngọn nguồn của sông nước. Người viết: “Cũng như sông
thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có
gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài
giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”. Đồng thời, Người quan niệm đạo đức
cách mạng của người cán bộ tạo ra sức mạnh, nhân tố quyết định sự thắng lợi của
mọi công việc: “Công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”.
Quan niệm ấy không có nghĩa là tuyệt đối hoá mặt đức, coi nhẹ mặt tài. Người
cho rằng có tài mà không có đức là người vô dụng nhưng có đức mà không có tài
thì làm việc gì cũng khó. Cho nên, đức là gốc nhưng đức và tài phải kết hợp với
nhau để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng. Người cách mạng phải cần kiệm, cẩn thận,
nhẫn nại, không hiếu danh, không kiêu ngạo, nói phải làm. Chính vì lẽ đó, Người
rất quan tâm đến việc tu dưỡng đạo đức người cách mạng và cảnh báo tình trạng
cán bộ “dùng của công làm việc tư... Không sợ mất thanh danh của Đảng, không sợ
mất danh giá của mình”, quên cả thanh liêm đạo đức cần phải phê phán mạnh mẽ và
loại bỏ - những công việc đó là đạo đức, là văn minh của Đảng ta.
Như vậy, đạo đức
cách mạng của Đảng được Chủ tịch Hồ Chí Minh khái quát đã trở thành chuẩn mực đạo
đức chung, nền tảng của Đảng và Đảng ta thực sự là đạo đức, là văn minh./.
TVĐ-BS
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét