Pages - Menu

Thứ Năm, 22 tháng 9, 2022

QUÁN TRIỆT NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XIII VÀO GIẢNG DẠY TRIẾT HỌC HIỆN NAY

 

Quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII vào giảng dạy triết học là biện chứng giữa nghiên cứu, học tập, quán triệt và tham gia tuyên truyền Nghị quyết của Đảng. Vì vậy, cần quán triệt tư tưởng chỉ đạo “là công việc thường xuyên, phải được thực hiện một cách nghiêm túc, bài bản, khoa học trong suốt cả nhiệm kỳ”2 nhằm “Bổ sung, cập nhật những vấn đề mới trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ XI vào giảng dạy”3. Theo đó, người dạy cần vận dụng sáng tạo phương pháp luận khoa học của Triết học Mác - Lênin để quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ XI vào giảng dạy ở từng chuyên đề, từng môn học giúp người học có thể tiếp cận, cập nhật nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ XI một cách hiệu quả và chuyển biến thành hành động trong thực tiễn xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Giảng dạy triết học là trang bị hệ thống lý luận, hệ thống lý luận này có vai trò là hạt nhân lý luận của thế giới quan đồng thời thực hiện chức năng phương pháp luận chung nhất cho nhận thức và thực tiễn. Việc nghiên cứu Văn kiện chính là tiếp cận một hệ thống lý luận, nhưng để tiếp cận hệ thống cần vận dụng sáng tạo phương pháp luận triết học. Phương pháp luận triết học giúp chúng ta có một cách nhìn tổng quan với “cơ sở lý luận nền tảng” để nghiên cứu toàn diện những nội dung phát triển mới, tính thực tiễn của từng nội dung quan điểm, tư tưởng trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Đội ngũ giảng viên lý luận chính trị nói chung, giảng viên Triết học Mác - Lênin nói riêng phải là những người tiên phong trong vận dụng phương pháp luận khoa học vào nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng trong thực tế; đồng thời, từ thực tiễn phát hiện những vấn đề nảy sinh để góp phần đóng góp, bổ sung đường lối của Đảng cho phù hợp với biến đổi của thực tiễn.

Triết học Mác - Lênin cơ sở thế giới quan, phương pháp luận của đường lối của Đảng ta, vì thế, nghiên cứu Văn kiện sâu sắc chính là làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn mà mỗi cán bộ, giảng viên cần đầu tư công phu, nghiêm túc, nghiên cứu sâu sắc, toàn diện ngay từ đầu để từ đó tự mình quán triệt và tổ chức thực hiện theo chức trách, nhiệm vụ. Đặc biệt, đối với nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học đòi hỏi phải nghiên cứu, cập nhật những vấn đề trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng vào từng chuyên đề chuyên sâu, từng nội dung nghiên cứu khoa học; cần đầu tư nghiên cứu có tính hệ thống để cập nhật, bổ sung những quan điểm mới vào các giáo trình, tài liệu dạy học, có như vậy, nội dung giảng dạy mới có tính cập nhật, có hơi thở từ thực tiễn và toàn diện trên các vấn đề về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại. Theo đó, cần phê phán, khắc phục thực trạng một bộ phận ngại đọc, chưa quan tâm đầu tư thỏa đáng để mở rộng kiến thức, cập nhật những chủ trương đường lối của Đảng vào giảng dạy các môn lý luận chính trị nói chung và triết học Mác - Lênin nói riêng. Đây cũng là những biện pháp sư phạm thiết thực nhằm nâng cao chất lượng bài giảng hiện nay.

NTL-H2

 

 



2 Ban Chấp hành Trung ương, Chỉ thị của Bộ Chính trị về nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Số 01-CT/TW, Hà Nội, ngày 09/3/2021.

3 Đảng bộ Học viện Chính trị, Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Học viện Chính trị lần thứ XVI, tháng 10 năm 2020, tr.67.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét