Tôn trọng và
bảo vệ nhân quyền là một chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam,
trong đó xác định quyền con người là giá trị chung của nhân loại; con người vừa
là mục tiêu vừa là động lực của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước; bảo đảm
và thúc đẩy quyền con người là nhân tố quan trọng cho sự phát triển của một đất
nước.
Gần đây nhất,
Văn kiện Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng định: Nhân dân là trung tâm, là
chủ thể của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; mọi chủ trương,
chính sách phải thực sự xuất phát từ cuộc sống, nguyện vọng, quyền và lợi ích
chính đáng của nhân dân, lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu.
Bám sát quan
điểm chủ động tham gia, tích cực đóng góp, nâng cao vai trò của Việt Nam trong
xây dựng, định hình các thể chế đa phương và trật tự chính trị-kinh tế quốc tế,
những năm qua, Việt Nam đã cam kết và nỗ lực đóng góp cho lĩnh vực thúc đẩy, bảo
vệ quyền con người ở khu vực cũng như thế giới. Điều này trước hết được thể hiện
qua việc Việt Nam đã tham gia hầu hết công ước quốc tế cơ bản về quyền con người
và ưu tiên thực hiện các cam kết, nghĩa vụ của mình theo những công ước này.
Sau khi trúng cử và đảm nhiệm thành công vai trò thành viên Hội đồng Nhân quyền
LHQ nhiệm kỳ 2014-2016, tháng 10 vừa qua, Việt Nam tiếp tục trúng cử và trở
thành một trong 14 thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025.
Uy tín quốc tế
ngày càng cao cũng tạo điều kiện để Việt Nam tham gia đóng góp tích cực hơn vào
việc định hình các chuẩn mực quốc tế về bảo đảm quyền con người. Điển hình như
tháng 7-2022, Hội đồng Nhân quyền LHQ đã biểu quyết thông qua Nghị quyết do Việt
Nam tham gia xây dựng về bảo đảm quyền của các nhóm dễ bị tổn thương
trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Trong khuôn khổ ASEAN, Việt Nam cũng tham gia
vào những nỗ lực thúc đẩy các quyền cơ bản của người dân khu vực, đặc biệt là
quyền của các nhóm yếu thế như phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật. Hay như trong
những thời điểm “nước sôi lửa bỏng” của đại dịch Covid-19, từ sáng kiến của Việt
Nam, Nhóm công tác liên ngành Hội đồng điều phối ASEAN về các tình huống y tế
công cộng khẩn cấp (ACCWG-PHE) đã được thành lập vào năm 2020 nhằm huy động sức
người, sức của của cả khu vực để ứng phó với đại dịch. Không chỉ trực tiếp đóng
góp vào Kho dự phòng vật tư y tế ASEAN và Quỹ ASEAN ứng phó Covid-19, Việt
Nam còn tích cực vận động các đối tác và các nước ủng hộ về tài chính cho những
sáng kiến ứng phó với đại dịch của khu vực. Từ đó, người dân Việt Nam và ASEAN
đã trụ vững trước sức công phá của đại dịch toàn cầu.
Nhân quyền
cũng không phải vấn đề Việt Nam muốn giấu giếm như các đối tượng chống phá Đảng,
Nhà nước và nhân dân ta thường rêu rao. Bằng chứng là những năm gần đây, Việt
Nam thường xuyên duy trì các cuộc đối thoại, trao đổi thẳng thắn, cởi mở với một
số nước và tổ chức về vấn đề nhân quyền, trong đó phải kể đến Liên minh châu Âu
(EU), Mỹ và Australia. Những nỗ lực và thành quả ấy đã được bạn bè và dư luận
quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Trong bài viết với tiêu đề “Nhân phẩm, tự do và
công lý cho tất cả” viết nhân dịp Ngày Nhân quyền Quốc tế năm nay, bà Pauline
Tamesis, Điều phối viên thường trú LHQ tại Việt Nam nhận định: Trong số những
cam kết của Việt Nam khi được bầu vào Hội đồng Nhân quyền, điều đáng khích lệ
là Việt Nam đã ưu tiên thực hiện các cam kết và nghĩa vụ của mình theo các điều
ước quốc tế về quyền con người.
Đến đây cần đặt
ra câu hỏi: Nếu không có thành quả “mắt thấy tai nghe” ở trong nước, hoặc nếu
không chứng tỏ những đóng góp tích cực cả về lời nói và hành động trong việc
thúc đẩy, bảo vệ quyền con người trên toàn thế giới thì làm sao Việt Nam có thể
nhận được sự ủng hộ và tỷ lệ phiếu đồng thuận rất cao trong những lần ứng cử
làm thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ./.
Tia chớp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét