Từ nhận định
nói trên, chúng ta có thể thực hiện một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đời
sống văn học nói chung, cũng như thực tiễn sáng tạo văn học nói riêng.
Đầu tiên cần đổi
mới tư duy trong quản lý văn nghệ. Các cơ quan quản lý văn học hiện nay đa phần
nặng về tính hành chính và tư tưởng mà thiếu đi những nhà chuyên môn đích thực,
được đào tạo bài bản. Những hội văn nghệ cả ở Trung ương và địa phương ngày
càng mở rộng quy mô hội viên, song lại hoạt động chưa hiệu quả, nặng về tính
quan liêu, cơ chế xin-cho và bị mối quan hệ cá nhân chi phối. Do đó, cần sớm đổi
mới phương thức quản lý nhà nước về văn học-nghệ thuật, cũng như đổi mới phương
thức hoạt động của các hội nghề nghiệp liên quan đến văn chương, nâng cao chất
lượng các giải thưởng văn học.
Hiện nay, cần
quan tâm đến đời sống nhà văn, nhất là các nhà văn trẻ, làm sao cho họ có thể sống
được với đam mê và nghề nghiệp. Muốn vậy, cần quảng bá, khuyến khích phát triển
văn hóa đọc. Vị thế của môn văn trong nhà trường cũng cần được cải thiện, thông
qua đổi mới cách giảng dạy văn chương, đổi mới cách lựa chọn tác phẩm văn học.
Người học văn phải được tự do sáng tạo trong cảm thụ và nghị luận, từ đó mới
yêu văn chương một cách thuần khiết. Nhà nước, các nhà xuất bản và các đoàn thể,
doanh nghiệp cần thành lập những quỹ bồi dưỡng tài năng trẻ, những giải thưởng
văn học danh giá, có giá trị kinh tế cao.
Bên cạnh đó,
cần chú trọng đến vai trò của bộ môn lý luận văn học nói riêng và ngành Ngữ văn
nói chung trong hệ thống giáo dục đại học. Chính họ sẽ là những nhà lý luận,
phê bình văn học tương lai-"bà đỡ" cho những tác phẩm lớn ra đời. Chỉ
có thể có một nền văn chương lớn chừng nào có một nền lý luận phê bình văn học
vững mạnh. Các hội văn học, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học nghệ thuật Trung
ương cần tổ chức thường xuyên hơn các diễn đàn, hội nghị trao đổi, hội thảo
khoa học và các khóa học ngắn hạn về lý luận, phê bình văn học cho các nhà báo,
nhà văn và giáo viên, giảng viên của ngành văn học.
Trong bối cảnh
thông tin bùng nổ hiện nay, cần chú trọng làm trong sạch và nâng cao chất
lượng xuất bản, văn hóa đọc. Các cơ quan chức năng cần phối hợp các giải pháp
tư tưởng, hành chính để tinh lọc, loại bỏ những tác phẩm tiêu cực, có nội dung
độc hại, rẻ tiền, chủ yếu đánh vào tâm lý tò mò, những động cơ thấp hèn, bản
năng của bạn đọc và tác động tiêu cực đến đời sống văn hóa, đạo đức xã hội.
Việc làm căn
cơ hơn là kiến tạo cho nhà văn không gian sáng tạo lành mạnh, để họ có thể phát
huy tâm huyết, tài năng của mình nhằm cho ra đời những tác phẩm văn chương có
giá trị về nội dung, tư tưởng và nghệ thuật. Muốn vậy, cần có chính sách đãi ngộ
tốt cho những nhà văn thực tài. Các tạp chí văn học cần nâng cao mức nhuận bút,
các nhà xuất bản cần mạnh dạn đầu tư cho những bản thảo văn học tốt (chứ không
phải chỉ bán giấy phép để lấy tiền), các hội văn nghệ cần có quỹ sáng tạo văn học
lớn để đầu tư cho sáng tác. Nguồn tiền đầu tư cho sáng tác văn học cần đa dạng
hóa, ngân sách nhà nước, doanh nghiệp ủng hộ, gây quỹ bạn đọc... Nhà văn sống
được với nghề nghiệp, là một con người tử tế, đàng hoàng, thì mới có thể an tâm
đầu tư sáng tạo ra những tác phẩm chân chính, có giá trị về tư tưởng, nghệ thuật
Tia chớp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét