Pages - Menu

Thứ Hai, 30 tháng 1, 2023

BÓC TRẦN SỰ THẬT VỀ “NHÂN QUYỀN” CỦA PHẠM ĐÌNH BÁ

 

Thoạt đầu, cái tít quả có làm vài bốn người giật mình. Nhưng chỉ sau nửa giây, họ phát hiện ngay sự tréo ngoe: định phản biện lại bài viết “Kiên định cùng thế giới thúc đẩy quyền còn người” (báo Quân đội Nhân dân, 12/12/2022) để “bóc trần” người khác (nhà nước Việt Nam) nào ngờ, bằng bài viết của mình, ông PĐB tự bóc trần chính ông.

Thứ nhất, ông PĐB tự bóc cái “mẽ tiến sĩ”. Ra vẻ người hay chữ, vặn vẹo, chê bai, kết tội đảng (CSVN) “dùng cụm từ “quyền con người” thay vì từ “nhân quyền”, để lập lờ về các khái niệm và điều ước quốc tế về nhân quyền, thường là rất khác với khái niệm mà đảng muốn tuyên truyền là “quyền con người”, nhưng ông ta lại chẳng hề phân tích chỉ ra cái gọi là “thường là rất khác” đó là gì?

Trong khi đó, ai cũng biết, nhiều trường hợp, khái niệm, định nghĩa mang tính tương đối. Như khái niệm “văn hóa”, tới nay, theo thống kê, có tới hơn 200 cách định nghĩa khác nhau trên thế giới. Chỉ có điều khác kiểu gì cũng không thể thoát ly những phẩm chất, nội dung cơ bản.

Cũng vậy, “nhân quyền” có thể có các cách diễn dịch khác nhau về ngôn từ. Theo Văn phòng Cao ủy Liên Hiệp Quốc, “nhân quyền”, hay“quyền con người” được hiểu là những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những tự do cơ bản của con người…Như vậy, việc một tờ báo Việt Nam sử dụng cụm từ “quyền con người” như “nhân quyền” (hoặc ngược lại) nào có gì sai mà PĐB hô hoán om sòm?

Thứ hai, vu Việt Nam “lập lờ” khái niệm, nhưng chính PĐB mới là người “lập lờ” khi hạ bút: “Điều 25 Hiến pháp năm 2013 do đảng làm có ghi 2 câu: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”.

Không chỉ “lập lờ” mà còn cố tính xuyên tạc một cách nham hiểm. Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, các bản hiến pháp của Nước VNDC Cộng hòa (nay là Cộng hòa XHCN Việt Nam) do Quốc hội – cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, xây dựng và thông qua. Hiến pháp 2013 được Quốc hội Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 28 tháng 11, Chủ tịch nước ký Lệnh công bố ngày 8 tháng 12 năm 2013.

Hạ bút Hiến pháp (Việt Nam) do “đảng làm”, mục đích của PĐB là gì nếu không phải định cáo buộc Đảng CSVN đứng trên luật pháp; nhà nước Việt Nam là “nhà nước độc tài”… như một số phần tử cơ hội chính trị vu khống lâu nay?

Thứ ba, tiếp theo sự “lập lờ” nêu trên, PĐB dẫn Hiến pháp 2013, Điều 25. “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”.

Dẫn đúng, nhưng ông ta lại gắn vào đó là một lời “bình” có tính vu khống: “Cách viết hiến pháp kiểu hàng hai nầy tạo nên lầm lẫn mà kẻ tạo cơ hội để đục nước béo cò là đảng, khi đảng cố tình dàn dựng để thủ lợi (…) đảng có tầm kiểm soát gắt gao trong quá trình làm luật và vì vậy đảng đạo diễn đủ thứ luật để hạn chế nhân quyền, mặc dù trong hiến pháp có qui định về các quyền ấy để “làm cảnh”.

Đến đây, nhiều người buộc phải đặt đặt dấu hỏi rằng, liệu ông PĐB có là tiến sĩ thật, hay cũng loại “tiến sĩ cầu lông” khiến dư luận ầm ĩ một dạo?

Nếu không thế, sao ông ta có thể ấu trĩ đến vậy?

Là bởi, chịu khó tìm hiểu thì chẳng cần tới tiến sĩ cũng biết, hiến pháp ví như “luật mẹ”. “Luật mẹ” nhìn chung chỉ có thể đưa ra những quy định có tính nguyên tắc về những giá trị chung để điều hòa sự khác biệt trong xã hội trong bối cảnh thế giới ngày đa dạng, nhiều sự khác biệt.

Để hiện thực hóa các quy định chung đó, kèm theo hiến pháp, cần có cả một hệ thống các bộ luật, luật, văn bản dưới luật…Vì lẽ đó, mới có chuyện mọi nhà nước đều yêu cầu công dân không chỉ “tuân theo hiến pháp” mà còn cần “tuân theo pháp luật” nữa.

Nguyên tắc xây dựng hiến pháp như trên mang tính phổ biến trên thế giới, chứ không phải “viết hiến pháp kiểu hàng hai để thủ lợi” như PĐB vu khống cho Việt Nam.

Như Mỹ, ngoài Hiến pháp liên bang, mỗi tiểu bang có hiến pháp riêng, điều chỉnh quan hệ pháp luật trong bang. Nước Đức cũng vậy, hiến pháp liên bang đã đành, còn có tới 16 hiến pháp riêng của các bang nữa. Không ít trường hợp, các bang ở Mỹ và Đức giải thích hiến pháp riêng của mình theo hướng trao nhiều quyền và đặc quyền rộng rãi hơn, như về vấn đề kết hôn và ly hôn chẳng hạn.

Tại Pháp, liên quan vấn đề cử tri, Điều 3 Hiến pháp quy định: “Mọi công dân Pháp đã thành niên, không phân biệt giới tính, được hưởng đầy đủ các quyền dân sự và chính trị đều là cử tri theo các điều kiện do pháp luật quy định”.

“Do pháp luật quy định”- những chữ ấy trong Điều 3 nêu trên của Hiến pháp Cộng hòa Pháp liệu khác gì “do pháp luật quy định” trong điều 25 Hiến pháp 2013 của Việt Nam mà ông PĐB nêu ra và phản ứng?)

Như vậy, tin vào cái “lý” (!) của ông tiến sĩ PĐB, thì chính các quốc gia như Mỹ, Đức, Pháp cũng “viết hiến pháp kiểu hai hàng” để “thủ lợi” chăng?/.

TĐT - H3

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét