“Luật khoa tạp chí” vốn là một tổ chức tự xưng “xã hội dân sự” trá hình của bè lũ Việt Tân. Trong thời gian gần đây, chúng đã tung lên cộng đồng mạng xuyên tạc CHXH, độc lập dân tộc và mục tiêu, lý tưởng con đường đi lên CNXH ở Việt Nam. Với cách diễn đạt trực diện tấn công: “Vì sao đến giờ này mà Đảng và Nhà nước Việt Nam vẫn kiên định CNXH, mục tiêu, con đường đi lên CNXH” chúng cho rằng: ai cũng thấy là CNXH đã ở vào giờ thứ 25 trên phạm vi toàn cầu, việc thực hiện CNXH tại Việt Nam đã hoàn toàn thất bại sau 10 năm (1975 - 1985) thực hiện triệt để dù cố gắng “đổi mới” 10 năm sau đó (1985 - 1995) theo gương “cải tổ” của Liên Xô vẫn không cứu vãn được. Chúng xuyên tạc: Để được cứu nguy, tránh sự sụp đổ như Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu, đạt được nhiều thành tựu như hiện nay, thực tế Việt Nam đã thực hiện “kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa”, nhờ đó, Việt Nam mới phát triển nhiều mặt để có bộ mặt phồn vinh như hôm nay về kinh tế, đời sống người dân ngày một được cải thiện và nâng cao, chứ không phải kinh tế thị trường định hướng XHCN…Có thể thấy rằng, những luận điệu trên của bè lũ phản động Việt tân chỉ là những luận điệu mơ hồ, xét lại, bất đạo, vô pháp về độc lập dân tộc và mục tiêu, con đường đi lên CNXH ở nước ta.
Để bác bỏ những luận điệu phản động, vô căn cứ đó, chúng ta khẳng định độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là sự lựa chọn của dân tộc Việt Nam. Lịch sử dân tộc ta nửa cuối thế kỷ 19 và ngót nửa đầu thế kỷ 20, đất nước không được độc lập, nhân dân không được tự do. Các phong trào từ “Cần Vương”, “Khởi nghĩa nông dân”, đến phong trào “Đông Du”, phong trào “Giải phóng dân tộc theo khuynh hướng tư sản dân tộc”…đều thất bại, cách mạng Việt Nam lâm vào khủng hoảng về con đường giải phóng dân tộc. Trong điều kiện đó, Nguyễn Ái Quốc đã đưa lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, ánh sáng của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, cách mạng vô sản về Việt Nam. Từ khi có Đảng, độc lập dân tộc gắn liền với CNXH là sợi chỉ đỏ xuyên suốt, đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, giành lại độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, xây dựng đất nước theo con đường CNXH, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Nói như thế để thấy, con đường cách mạng vô sản tiến bộ là phù hợp với hoàn cảnh lịch sử cụ thể, CNXH là sự lựa chọn của lịch sử dân tộc Việt Nam. Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH là sự lựa chọn đúng đắn của nhân dân. Nhân dân là cội nguồn sức mạnh, chủ thể quyết định vận mệnh của dân tộc và non sông đất nước. Đảng Cộng sản Việt Nam một lòng phụng sự Nhân dân, phụng sự Tổ quốc. Ngoài lợi ích của dân tộc, Nhân dân, Đảng không có lợi ích nào khác. Nhân dân một lòng theo Đảng. Lý tưởng cộng sản là sự lựa chọn của Nhân dân. Kiên định con đường đi lên CNXH là sự kiên định con đường thực tiễn mà nhân dân ta đang đi, kiên định mục tiêu thực hiện mà chúng ta đang hướng tới, là tiếp nối thành quả cách mạng của nhân dân ta và nâng lên tầm cao mới phù hợp với điều kiện lịch sử. Trong tiến trình cách mạng Việt Nam, Đảng ta tiếp tục lựa chọn con đường Bác Hồ, Nhân dân đã lựa chọn, kiên định CNXH mà tính đúng đắn, khoa học, cách mạng đã được thực tiễn chứng minh để xây dựng đất nước ta thực sự giàu mạnh, dân chủ, văn minh, nhân dân ta thực sự có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh trong bài viết của mình: Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH là đường lối cơ bản, xuyên suốt của cách mạng Việt Nam, là điểm cốt yếu trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh. Bằng kinh nghiệm thực tiễn phong phú, kết hợp với lý luận cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã đưa ra kết luận sâu sắc rằng, chỉ có CNXH và chủ nghĩa cộng sản mới có thể giải quyết triệt để vấn đề độc lập cho dân tộc, mới có thể đem lại cuộc sống tự do, ấm no và hạnh phúc thực sự cho tất cả mọi người, cho các dân tộc.
Liên Xô” như sự xuyên tạc
của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị. Chủ nghĩa xã hội hiện thực sau cách
mạng Tháng Mười Nga năm 1917 không chỉ có ảnh hưởng quốc tế sâu rộng mà còn làm
thay đổi tiến trình lịch sử thế giới trong suốt thế kỷ XX và cho đến tận ngày
nay. Chủ nghĩa xã hội từ lý luận khoa học đã trở thành hiện thực sinh động; từ
một nước XHCN trở thành hệ thống các nước XHCN trên thế giới, trở thành lực lượng
cách mạng thúc đẩy nhân loại phát triển và phẩm giá con người trong lòng xã hội
được thực thi… Liên Xô sụp đổ là sự kiện địa chính trị lớn nhất của thế kỷ XX
làm đau đớn nhân loại tiến bộ, song nó phản ánh sự sai lầm về một mô hình khi
đã xa rời những vấn đề mang tính nguyên tắc của CNXH. Điều đó cho thấy, những
bước thăng trầm, quanh co, khúc khuỷu nhưng tất thắng của CNXH với tư cách là một
học thuyết khoa học và cách mạng, một hình thái kinh tế - xã hội và với tư cách
một chế độ xã hội mới đầy ưu việt mà nó vốn có, là sự kết tinh tất cả những
thành tựu tinh hoa mà các hình thái kinh tế - xã hội trước đã tạo ra, trên con
đường đấu tranh khẳng định sự tồn tại phù hợp quy luật của sự vận động, phát
triển của tự nhiên, xã hội và tư duy con người.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: Cả lý luận và thực
tiễn đều cho thấy, xây dựng CNXH là kiến tạo một kiểu xã hội mới về chất, hoàn
toàn không hề đơn giản, dễ dàng. Đây là cả một sự nghiệp sáng tạo vĩ đại,
đầy thử thách, khó khăn, một sự nghiệp tự giác, liên tục, hướng đích lâu dài,
không thể nóng vội. Trong thời kỳ quá độ, các nhân tố XHCN được hình
thành, xác lập và phát triển đan xen, cạnh tranh với các nhân tố phi XHCN, gồm
cả các nhân tố tư bản chủ nghĩa trên một số lĩnh vực. Sự đan xen, cạnh tranh
này càng phức tạp và quyết liệt trong điều kiện cơ chế thị trường và mở cửa, hội
nhập quốc tế. Bên cạnh các mặt thành tựu, tích cực, sẽ luôn có những mặt tiêu cực,
thách thức cần được xem xét một cách tỉnh táo và xử lý một cách kịp thời, hiệu
quả. Đó là cuộc đấu tranh rất gay go, gian khổ, đòi hỏi phải có tầm nhìn mới, bản
lĩnh mới và sức sáng tạo mới. Đi lên theo định hướng XHCN là một quá trình
không ngừng củng cố, tăng cường, phát huy các nhân tố XHCN để các nhân tố đó
ngày càng chi phối, áp đảo và chiến thắng. Với cách nhìn khoa học, biện chứng
như vậy, không thể lấy hiện tượng, vấn đề cụ thể là những hạn chế tồn tại, thiếu
sót, sơ hở trong đời sống xã hội để đánh đồng hiện tượng thành bản chất của
CNXH, quy kết đó là kết quả đi theo con đường CNXH mang lại.
Những thành tựu to lớn,
có ý nghĩa lịch sử đạt được trong hơn 35 năm đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng
là kết quả của công cuộc đổi mới, của quá trình CNH, HĐH, phát triển nền kinh tế
thị trường định hướng XHCN… Những thành tựu đó là sản phẩm kết tinh sức sáng tạo,
là kết quả của cả một quá trình nỗ lực phấn đấu bền bỉ, liên tục qua nhiều nhiệm
kỳ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta; tiếp tục khẳng định con đường đi lên
CNXH của chúng ta là đúng đắn, phù hợp với quy luật khách quan, với thực tiễn
Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại; đường lối đổi mới của Đảng ta là
đúng đắn, sáng tạo; sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng
lợi của cách mạng Việt Nam. Cương lĩnh chính trị của Đảng tiếp tục là ngọn cờ
tư tưởng, lý luận dẫn dắt dân tộc ta vững vàng tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng
bộ công cuộc đổi mới; là nền tảng để Đảng ta hoàn thiện đường lối xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn mới. Để cuối cùng “với tất
cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được
cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.
Đấu tranh phản bác quan
điểm sai trái, thù địch của bọn bất đạo, vô pháp Việt Tân, bảo vệ nền tảng tư
tưởng của Đảng về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam có ý nghĩa quan trọng,
góp phần củng cố và tăng cường niềm tin của nhân dân với Đảng, giữ vững sự đoàn
kết, thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận xã hội, ngăn chặn đẩy lùi sự suy
thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”,
“tự chuyển hóa”, qua đó góp phần làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn “diễn biến
hòa bình” các thế lực thù địch, phản động trong tình hình mới.
ĐBC - H2
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét