Kiên định lập
trường và bản lĩnh chính trị, trong Báo cáo chính trị tại Đại hội XIII, Đảng ta
tiếp tục khẳng định: “Đảng ta kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh, không ngừng vận dụng và phát triển sáng tạo phù hợp với thực tiễn Việt
Nam trong từng giai đoạn” và “Tiếp tục giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt
đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước
đối với quốc phòng, an ninh và lực lượng vũ trang”. Tuy nhiên, bên cạnh việc
tấn công vào nền tảng tư tưởng của Đảng, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội
chính trị còn ráo riết tung ra chiêu bài tuy không mới nhưng vô cùng nguy hiểm,
đó là đòi "phi chính trị hóa lực lượng vũ trang".
Bằng nhiều
hình thức ngày càng tinh vi, dã tâm của chúng là nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo
tuyệt đối về mọi mặt của Đảng đối với những “thanh bảo kiếm”, “tấm khiên” bảo vệ
chế độ, bảo vệ Tổ quốc; làm cho lực lượng vũ trang xa rời lý tưởng, xa rời tính
giai cấp, tính dân tộc, phá hoại cách mạng, phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng
trong lực lượng vũ trang, với mục tiêu cuối cùng là tiến tới lật đổ chế độ xã hội
chủ nghĩa ở nước ta.
Chúng đưa ra
lập luận hết sức mơ hồ rằng: Quân đội nhân dân Việt Nam là Quân đội của nhân
dân, do nhân dân, vì nhân dân. Vì thế, Quân đội chỉ cần trung thành, bảo vệ lợi
ích của nhân dân, không cần đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.Chúng đưa ra các yêu
cầu hết sức phi lý như: “Quân đội phải đứng ngoài chính trị”, “Phải dân sự hóa
các hoạt động của quân đội”, “Phải xây dựng quân đội nhà nghề, quân đội chuyên
nghiệp”, “Phải phi đảng phái quân đội”, “Tư bản hóa quân đội cộng sản”... Những
luận điệu này chính là cái bẫy, hòng tách rời bản chất giai cấp cách mạng của
các lực lượng vũ trang, nhằm chuyển hướng chính trị của Quân đội ta từ
Quân đội kiểu mới của giai cấp công nhân, của nhân dân, do nhân dân, vì nhân
dân sang kiểu quân đội tư bản, nhà nghề do giai cấp tư sản lãnh đạo, phục vụ
cho mục đích của giai cấp tư sản. Từ đó, làm cho Quân đội ta mất phương hướng
chính trị, lỏng lẻo về tổ chức và mơ hồ về đối tượng, đối tác, mất hẳn ý
chí và phương hướng chiến đấu, tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tiến hành
các bước tiếp theo của mô hình: “Mùa Xuân A-rập”, “Cách mạng Hoa hồng”, “Cách mạng
Đường phố”, “Cách mạng Cam”,... mà chúng đã thực hiện thành công ở hàng loạt nước
trên thế giới.
Về thực chất,
âm mưu đòi phi chính trị hóa lực lượng vũ trang chính là tách lực lượng vũ
trang ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng, làm cho lực lượng vũ trang không còn là lực
lượng chính trị tin cậy, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Nhà nước và nhân
dân. Khi đó, Đảng mất đi chỗ dựa vững chắc, kẻ thù dễ bề thao túng, chúng tiến
tới thực hiện mục tiêu thứ hai - xóa bỏ nền tảng tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Và cuối cùng là phi xã hội chủ nghĩa nền kinh
tế thị trường (KTTT) ở Việt Nam.
Đường lối đổi
mới và các thành tựu phát triển kinh tế của Việt Nam cũng là lĩnh vực mà các thế
lực thù địch luôn tìm mọi cách chống phá. Không hiếm gặp các bài viết đăng tải
trên các phương tiện thông tin truyền thông, các trang mạng của các tổ chức, cá
nhân thiếu thiện chí, thù địch với với những luận điệu sặc mùi cơ hội, phản động,
chúng xuyên tạc kết quả 35 năm đổi mới đất nước, phủ nhận những thành tựu to lớn
mà đất nước ta đã đạt được, như: “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa là bất khả thi”, hay “Đại hội XIII: Đảng vẫn loay hoay bế tắc về đổi mới
đường lối”... Chúng xuyên tạc rằng, không có nền kinh tế nào là nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Chúng lập luận vô căn cứ rằng, KTTT, các
quy luật của KTTT và định hướng XHCN là những yếu tố đối lập nhau, loại trừ
nhau; rằng ghép định hướng XHCN vào KTTT là sự gán ghép chủ quan, duy ý chí,
không có cơ sở khoa học, không thuyết phục, làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn nên mô
hình KTTT định hướng XHCN như một kiểu quái thai, dị tật bẩm sinh, sớm muộn
cũng chết yểu, không thể tồn tại; rằng nếu bỏ định hướng XHCN, phát triển theo
con đường tư bản chủ nghĩa như các nước phương Tây thì nền kinh tế đất nước còn
phát triển nhanh và đạt nhiều thành tựu hơn. Đó là những luận điệu thể hiện nhận
thức nông cạn, ấu trĩ và phản động. Những kẻ mang tư tưởng định kiến đó có
lẽ không phải không biết rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam khi lựa chọn xây dựng nền KTTTđịnh
hướng XHCN đã phải trải qua biết bao trăn trở. Đó là cả một hành trình thay đổi
để thích nghi bắt nguồn từ chính đòi hỏi và mệnh lệnh của cuộc sống.
Về phương diện
lý luận, cần nhận thức rõ: sự lựa chọn KTTT định hướng XHCN ở nước ta hoàn
toàn không phải một kiểu lắp ghép “đầu Ngô mình Sở” như ai đó nhiều lần quy chụp
mà là sự trung thành, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin trong điều kiện
cụ thể của Việt Nam. Học thuyết Mác đã chỉ ra, KTTT không phải là sản phẩm
riêng có của chủ nghĩa tư bản, mà là thành tựu phát triển chung của nhân loại,
là nấc thang phát triển tất yếu của xã hội nên tất yếu sẽ còn tồn tại và phát
triển qua các phương thức sản xuất khác nhau. Trong chủ nghĩa tư bản, KTTT được
coi là mục tiêu, do vậy, các nhà tư bản có thể bất chấp thủ đoạn, cách thức, lợi
dụng tối đa ưu thế của KTTTđể chiếm đoạt giá trị thặng dư càng nhiều càng
tốt. Ở Việt Nam, xuyên suốt các kỳ đại hội, Đảng ta xác định rất rõ, KTTT chỉ
là phương tiện, là cách thức để tạo lập, xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa
xã hội, lấy con người làm trung tâm, vì mọi người và do con người, phát huy đầy
đủ vai trò làm chủ của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay
trong từng bước và từng chính sách phát triển, tuyệt nhiên không vì mục đích
giành lấy lợi nhuận tối đa bằng mọi giá như chủ nghĩa tư bản đã và đang
làm.
Về vấn đề
này, nhiều nhà lãnh đạo, nghiên cứu lý luận trên thế giới cũng có cùng quan điểm.
Khả Tri Chính - nhà hoạt động chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Cộng sản Nhật Bản khẳng định: ''con đường thông qua kinh tế thị trường đi tới
chủ nghĩa xã hội là có tính phổ biến trong phạm vi toàn thế giới”(1). Thông qua
nhiều bài viết, nhiều diễn đàn, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng nhiều lần khẳng
định: “Lựa chọn mô hình KTTT định hướng XHCN không phải là sự gán ghép chủ quan
giữa KTTT và CNXH, mà là sự nắm bắt và vận dụng xu thế vận động khách
quan của KTTT trong thời đại ngày nay”. Và với phương châm, hãy bắt tay vào
hành động, thực tiễn sẽ làm sáng tỏ được các vấn đề nêu trên.
Sau nhiều năm
nhìn lại, những đánh giá, phân tích trên ngày càng xác đáng. Thực tiễn
phát triển của đất nước ta thời gian qua đã chứng minh, KTTT định hướng
XHCN ở Việt Nam không phải là khái niệm mơ hồ, chứa đựng các yếu tố gây xung đột,
mâu thuẫn mà ngày càng sáng rõ hơn về sự thống nhất biện chứng giữa KTTT với định
hướng XHCN trong quá trình phát triển. Minh chứng lớn nhất là, sau 35 năm đổi mới,
lựa chọn phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam đã mang lại
hiệu quả cao. Đất nước ta phát triển nhanh chóng, từ chỗ nghèo nàn, lạc hậu trở
thành một trong những nền kinh tế năng động hàng đầu khu vực, có độ mở lớn hàng
đầu thế giới và tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hàng đầu thế giới. Nền KTTT định
hướng XHCN ở nước ta, về cơ bản đã hội tụ đủ các yếu tố của nền KTTT hiện đại
theo các chuẩn mực quốc tế. Kể từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO vào năm
2007 cho đến tháng 2 năm 2020, đã có 71 nước công nhận Việt Nam là quốc gia có
nền KTTT. Điều này chứng minh, KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam không phải là dị
biệt mà theo thông lệ quốc tế, ngày càng hội nhập, hoàn thiện. Vậy nên, KTTT và
định hướng XHCN chẳng những không hề mâu thuẫn với nhau, mà trái lại, sự lựa chọn
mô hình KTTT, mục tiêu “định hướng XHCN” của Việt Nam còn có tác động tích cực
làm hạn chế mặt trái của kinh tế thị trường, góp phần xóa đói, giảm nghèo, hạn
chế phân cực giàu - nghèo, thực hiện công bằng và an sinh xã hội ngày càng
thành công, được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.
Bên cạnh đó,
khi đề cập về mô hình và định hướng phát triển kinh tế của Việt Nam, các thế lực
thù địch, thiếu thiện chí đã xuyên tạc rằng: Việc Việt Nam xác định kinh tế nhà
nước giữ vai trò chủ đạo sẽ tạo ra sự phân biệt đối xử, không thể bình đẳng, do
đó sẽ không thể có KTTT thật sự. Họ đã không thừa nhận thực tế là, Việt Nam chủ
trương phát triển KTTT, đa dạng hóa các hình thức sở hữu, phát triển kinh tế
nhiều thành phần, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế có quyền bình đẳng,
hợp tác và cạnh tranh theo đúng các quy định của pháp luật. Để bảo đảm có một
môi trường cạnh tranh công bằng giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư
nhân, ngày 3-6-2017, tại Hội nghị Trung ương 5 khóa XII, Ban Chấp hành Trung
ương Đảng đồng thời thông qua 3 nghị quyết, bao gồm: Nghị quyết số 11-NQ/TW về
hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN; Nghị quyết số 10-NQ/TW về phát triển
kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền KTTT định hướng XHCN;
Nghị quyết số 12-NQ/TW về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả của
doanh nghiệp nhà nước. Ba nghị quyết này đã thể hiện rất rõ quan điểm và quyết
tâm của Đảng ta về việc xây dựng một nền KTTT mang tính cạnh tranh cao, công bằng
giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân. Tại Hội nghị Chính phủ với
các địa phương ngày 30-12-2019, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tiếp
tục khẳng định: “Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát
triển, thực sự trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế, cùng với kinh
tế nhà nước và kinh tế tập thể trở thành lực lượng nòng cốt để nâng cao năng lực
nội sinh, tính tự chủ của nền kinh tế và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế”.
Đảng ta đã nhận thức rất đúng về vị trí, vai trò, tầm quan trọng đặc biệt của
kinh tế tư nhân trong quá trình phát triển; kinh tế tư nhân là một thành phần
kinh tế bình đẳng, cùng cạnh tranh lành mạnh với các thành phần kinh tế khác
theo đúng các quy định của pháp luật. Rõ ràng là trong nền KTTT định hướng XHCN
ở nước ta hiện nay không hề tồn tại sự phân biệt đối xử, kỳ thị hay ngăn trở
kinh tế tư nhân như luận điệu mang tính áp đặt, xuyên tạc, bôi nhọ của các thế
lực thù địch, phản động, mà ngược lại, Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn khuyến
khích, tạo mọi điều kiện thuận lợi về chủ trương, đường lối, cơ chế, chính sách
hỗ trợ kinh tế tư nhân phát triển, khuyến khích mọi tầng lớp, thành phần kinh tế
cùng làm giàu chính đáng, vì dân có giàu thì nước mới mạnh, mới tạo tiền đề thực
hiện công bằng, dân chủ và văn minh, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Hiện
nay, Việt Nam có đội ngũ doanh nghiệp tư nhân phát triển rất nhanh, nhiều tập
đoàn kinh tế có nguồn lực rất mạnh như Vingroup, Sun group, Vietjet Air, Thaco
Trường Hải, Hòa Phát, FPT... Tính đến ngày 24-5-2020, theo công bố của tạp chí
Forbes, Việt Nam đã có 6 tỷ phú góp mặt trong danh sách các tỷ phú USD trên thế
giới, với tổng tài sản lên đến hơn 13 tỷ USD.
Trong hoạt động
chống phá của các thế lực thù địch, những năm gần đây, còn xuất hiện nhiều
thông tin trên các trang mạng xã hội xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính
sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Thậm chí một số đối tượng bất mãn, với cái
nhìn tiêu cực, vô lý đến mức cho rằng xảy ra thiên tai bão lũ là do có nguyên
nhân từ sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của Chính phủ. Mục đích của các thế
lực thù địch không có gì khác chính là chia rẽ Đảng với nhân dân, gây mất lòng
tin, tạo ra mâu thuẫn giữa nhân dân với Đảng, tạo điều kiện cho bạo loạn lật đổ
- điều mà những kẻ cơ hội chính trị, những kẻ theo đóm ăn tàn” luôn mong đợi.
Thâm độc hơn, chúng sử dụng mạng xã hội để thêu dệt nên những thuyết âm mưu đầy
hoang tưởng, gắn với mỗi hoạt động của hệ thống chính trị, ví dụ như những âm
mưu mối quan hệ “mờ ám” của các lãnh đạo cấp cao, hay việc Đảng xử lý tham
nhũng đều vì mục đích đấu đá, tranh quyền đoạt chức giữa các phe phái. Mục đích
là tạo sự nghi kỵ, chia rẽ ngay trong nội bộ Đảng.
Kinh nghiệm
thực tế cho thấy, trước các kỳ đại hội Đảng, trước những sự kiện chính trị xã hội
lớn của đất nước, các thế lực phản động, thù địch luôn tìm mọi cách nói xấu,
bôi nhọ, tấn công trực diện vào các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà
nước. Công cụ được chúng triệt để lợi dụng là truyền thông hải ngoại, sự nhanh
nhạy của mạng xã hội để lan truyền thông tin xấu độc trên không gian mạng. Với
cách thức “giật tít - câu khách”, đánh vào sự tò mò của nhiều người, cố tình bịa
đặt, vu cáo nhằm bội nhọ, hạ uy tín của một số đồng chí lãnh đạo chủ
chốt, mục đích là hạ uy tín của Đảng.
So với các kỳ
đại hội trước (trước Đại hội XII của Đảng), sự thâm độc, tinh vi trong cách thức,
thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động có thêm những biểu hiện mới, chúng
lợi dụng triệt để sự phát triển của công nghệ thông tin, lợi dụng triệt để
không gian mạng, đưa tất cả các hình ảnh cắt ghép, thông tin xấu độc, bịa đặt từ
thế giới thực vào thế giới ảo, nhằm vào những mối quan hệ riêng tư, mang tính
cá nhân, gia đình, về thân thế, cuộc đời, sự nghiệp..., đặc biệt là lợi dụng cuộc
đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng của Đảng ta, làm cho những người thiếu
thông tin, nhẹ dạ cả tin, nghi ngờ các đồng chí lãnh đạo, ít nhiều tác động đến
tư tưởng, nhận thức của cán bộ, đảng viên, của thế hệ trẻ, học sinh, sinh viên.
Đây là một âm mưu vô cùng thâm độc, nguy hiểm, gây nên sự nghi ngờ, mất niềm
tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, thậm chí với cả lực lượng vũ trang,
quân đội và công an; gây chia rẽ mất đoàn kết trong nội bộ Đảng, làm suy yếu Đảng,
khối đoàn kết toàn dân tộc, tạo cơ hội cho các thế lực thù địch thực hiện âm
mưu “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy quá trình “tự diễn biến, tự chuyển hóa’
trong nội bộ, đe dọa đến sự tồn vong của chế độ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét