Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, Đảng xác định: Phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là trung tâm, chủ thể, nguồn lực chủ yếu và mục tiêu của sự phát triển; “lấy giá trị văn hoá, con người Việt Nam là nền tảng, sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững. Tài năng, trí tuệ, phẩm chất của con người Việt Nam là trung tâm, mục tiêu và động lực phát triển quan trọng nhất của đất nước”1. Theo đó, “Quan tâm chăm lo công tác giáo dục, bồi dưỡng và bảo vệ trẻ em, thiếu niên, nhi đồng. Tăng cường giáo dục lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, truyền thống và lịch sử dân tộc, ý thức trách nhiệm xã hội cho các tầng lớp nhân dân, nhất là thanh niên”2.
Đảng ta chỉ
rõ, việc thực hiện những giải pháp đột phá phát triển văn hóa nhằm ngăn chặn có
hiệu quả sự xuống cấp về đạo đức, lối sống, đẩy lùi tiêu cực xã hội và các tệ
nạn xã hội. Bảo vệ và phát huy các giá trị tốt đẹp, bền vững trong truyền thống
văn hóa Việt Nam. Đẩy mạnh giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức tôn trọng và
chấp hành pháp luật, bảo vệ môi trường, giữ gìn bản sắc vản hóa dân tộc của
người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ. Từng bước vươn lên khắc phục các hạn
chế của con người Việt Nam; xây dựng con người Việt Nam thời đại mới, gắn kết
chặt chẽ, hài hòa giữa giá trị truyền thống và giá trị hiện đại”.
Đào tạo và
phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, tham mưu trong lĩnh vực
văn hóa, văn nghệ, nhất là cán bộ chủ chốt thực sự am hiểu về văn hóa, có phẩm
chất, bản lĩnh, năng lực chuyên môn, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Rà soát toàn bộ
hệ thông các trường đào tạo văn hóa, văn nghệ, đổi mới và hiện đại hóa quy
trình, nội dung, phương thức đào tạo để trong 5 - 10 năm tới khắc phục về cơ
bản sự thiếu hụt đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa.
Phát huy giá
trị văn hóa và phát huy sức mạnh con người Việt Nam như “hai mặt của tấm thép
văn hóa”, tạo nên sức mạnh to lớn, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn
vinh, hạnh phúc như sứ mệnh, nhiệm vụ cấp thiết, thiêng liêng trong bối cảnh
hiện nay. Điều đó đòi hỏi quyết tâm chính trị lớn của toàn Đảng, toàn quân,
toàn dân trên cơ sở phát huy mạnh mẽ giá trị văn hóa truyền thống và sức mạnh
tinh thần thời đại của con người Việt Nam. Vì thế, việc nhận thức đẩy đủ, sâu
sắc về văn hóa, phát triển văn hóa, phát huy sức mạnh con người Việt Nam được
đề cập trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của
Đảng có ý nghĩa quan trọng, góp phần quyết định việc thực hiện thành công
những mục tiêu, nhiệm vụ mà Đảng đã đề ra. Hướng tới mục tiêu: “Xây dựng, phát
huy yếu tố văn hóa để thực sự là đột phá phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập
quốc tế. Khơi dậy tinh thần yêu nước, tính cộng đồng, ý chí tự cường, tự hào
dân tộc và khát vọng vươn lên”2.
NTL - H2
1 Nguyễn
Huy Phòng, “Những điểm nhấn về văn hóa trong Dự thảo Văn kiện Đại hội XIII của
Đảng”, http://tuyengiao.vn/van-hoa-xa-hoi/van-hoa/nhung-diem-nhan-ve-van-hoa-trong-du-thao-van-kien-dai-hoi-xiii-cua-dang-131398.
2 Đảng Cộng sản Việt
Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ XIII, tập I, Nxb CTQGST, H. 2021, tr. 143.
2 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập II, Nhà xuất
bản Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội 2021,
tr. 134 - 135.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét