Pages - Menu

Thứ Hai, 27 tháng 3, 2023

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ TÔN TRỌNG VÀ BẢO ĐẢM QUYỀN TƯ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO CỦA NHÂN DÂN

 

Tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin trong giải quyết vấn đề tôn giáo. C.Mác từng khẳng định, “Đặc quyền tín ngưỡng là một quyền phổ biến của con người”[1]. Trung thành và vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về tôn giáo, Chủ tịch Hồ Chí Minh không những đã cụ thể hóa nội dung quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo mà còn bổ sung, nâng tầm ý nghĩa của tự do tín ngưỡng khi đặt nó trong mối quan hệ gắn bó với độc lập dân tộc. Theo Người, tự do tín ngưỡng, tôn giáo có quan hệ hữu cơ với vận mệnh dân tộc vì “nước có độc lập thì tôn giáo mới được tự do”. Sự nghiệp giải phóng dân tộc nhằm mục tiêu tối cao là đem lại tự do, hạnh phúc cho đồng bào, trong đó có tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Nếu không đạt mục đích ấy thì độc lập cũng chẳng có nghĩa gì. Tự do tín ngưỡng là quyền lợi của người dân trong một nước tự do, độc lập, đồng thời là nhân tố để thực hiện đoàn kết dân tộc. Từ đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh phải nhất quán và triệt để thực hiện quyền tự do tín ngưỡng của đồng bảo.

- Tư tưởng Hồ Chí Minh về tự do tín ngưỡng, tôn giáo còn xuất phát từ lòng khoan dung, tôn trọng đức'tin của mỗi người. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Tín đồ Phật giáo tin ở Phật; tín đồ Giatô tin ở đức Chúa Trời; cũng như chúng ta tin ở đạo Khổng. Đó là những vị chí tôn nên chúng ta tin tưởng”[2]. Người chỉ ra rằng “Tôn giáo là duy tâm, cộng sản là duy vật”, “chủ nghĩa duy linh và chủ nghĩa duy vật khác nhau, rõ ràng là thế”, nhưng không vì vậy mà bài xích, nghi kỵ nhau; ngược lại, phải tôn trọng đức tin của mỗi người.

- Một xuất phát điểm khác nữa để Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cao việc tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một giá trị phổ quát và tiến bộ của nhân loại. Là người bôn ba khắp năm châu bốn bể tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã thâu thái tình hoa của văn hóa nhân loại, chọn lọc và tiếp nhận, phát huy những giá trị phổ quát nhất, tiến bộ nhất trong xã hội hiện đại để phục vụ cho sự nghiệp đau tranh giành độc lập dân tộc, tự do và hạnh phúc của Nhân dân.

- Theo Hồ Chí Minh, tự do tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu của nhân dân, quyền con người không ai được xâm phạm, đồng thời là một trong những mục tiêu của cách mạng Việt Nam. Bởi vậy, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Người luôn nhất quán cả trong tư tưởng và hành động việc thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, của nhân dân. Năm 1945, chỉ một ngày sau khi nước nhà độc lập, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định việc thực hiện chính sách tôn trọng tự do tôn giáo, đoàn kết lương giáo là một trong sáu vấn đề cấp bách nhất cần giải quyết. Người nói: “Thực dân và phong kiến thi hành chính sách chỉa rẽ đồng bào giáo và đồng bào lương, để dễ thống trị. Tôi đề nghị Chính phủ ta tuyên bố: TÍN NGƯỠNG TỰ DO và lương giáo đoàn kết”[3].

- Nhằm bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trên thực tế, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trực tiếp chỉ đạo soạn thảo và ký ban hành các sắc lệnh 234/SL ngày 14 - 6 - 1955 về vấn đề tôn giáo, sắc lệnh gồm 5 chương, 16 điều, quy định chỉ tiết, cụ thể về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân. Nội dung của Sắc lệnh phù hợp với tình thần của Công pháp quốc tế hiện hành và được đồng bào có nhiệt tình ủng hộ và đón nhận.

- Không chỉ dừng lại ở việc bảo đảm pháp lý cho quyền tự do tín ngưỡng giáo mà Chủ tịch Hồ Chí Minh còn đề ra cách thức, giải pháp để hiện thực hóa quyền này trong thực tế. Theo Người, cả hệ thống chính trị phải quan tâm quyết vấn đề tôn giáo, trong đó Đảng, Nhà nước là nhân tố quan trọng nhất. Người chỉ đạo “Các cấp ủy phải thật sự quan tâm đến phần đời và phần đạo của đồng bào Công giáo”[4]. Người thường xuyên nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải thật sự tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng; khi tiếp xúc với đồng bào có đạo phải tế nhị, tránh xúc phạm đến niềm tín tôn giáo cũng như phong tục tập quán của đồng bào.

- Trước hiện tượng một số cán bộ, đảng viên còn có thành kiến với tôn giáo, ứng xử chưa thật tế nhị khi tuyên truyền vận động đồng bào Công giáo, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thẳng thắn phê phán. Đồng thời, khi phát hiện sai lầm của cán bộ, đảng viên trong thực hiện chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kiên quyết chỉ đạo khắc phục và yêu cầu cán bộ, đảng viên “Phải chấp hành đúng chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng đối với tất cả các tôn giáo”[5].

Người khẳng định quyền tự do tín ngưỡng của đồng bào các tôn giáo không chỉ thực hiện được đầy đủ khi đồng bào có cuộc sống ấm no, vì “phần xác” có được ấm no thì “phần hồn” mới thong dong. Từ đó, Người chủ trương đẩy mạnh cuộc vận động đồng bào có đạo tích cực tham gia cuộc kháng chỉến chống đế quốc thực dân để giành độc lập hoàn toàn cho đất nước cũng như ra sức phát triển sản xuất xây dựng cuộc sống “tốt đời, đẹp đạo”.

Như vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh về tự do tín ngưỡng, tôn giáo mang tính nhất quán và hết sức đúng đắn, phù hợp với Công pháp quốc tế và với hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam; vừa đảm bảo được lợi ích của dân tộc vừa đảm bảo quyền tự do, dân chủ của nhân dân. Đặc biệt, tư tưởng đó không chỉ dừng lại ở lời nói mà còn thể hiện rõ ở hành động cụ thể của Người trong xây dựng chính sách, luật pháp và trong lãnh đạo tổ chức thực hiện để đảm bảo mọi người dân Việt Nam được hưởng và thực hiện đúng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong thực tế. Điều đó có tác dụng to lớn trong việc giúp đồng bào các tôn giáo xóa bỏ mặc cảm, định kiến; tin tưởng và đoàn kết một lòng theo Đảng, theo cách mạng. Đây là tư tưởng vững chắc trước sự chống phá của các thế lực thù địch về tôn giáo



[1] C.Mác, Ph.Ănghen, Toàn tập, t. 22, Nxb Chính trị quốc gia sự thật, H. 1995, tr. 549.

[2] Hồ Chí Minh, Toàn tập, t. 4, Nxb Chính trị quốc gia sự thật, H. 2011, tr. 169.

[3] Hồ Chí Minh, Toàn tập, t. 4, Nxb Chính trị quốc gia sự thật, H. 2011, tr. 8.

[4] Hồ Chí Minh, Toàn tập, t. 9, Nxb Chính trị quốc gia sự thật, H. 2011, tr. 285.

[5] Hồ Chí Minh, Toàn tập, t. 13, Nxb Chính trị quốc gia sự thật, H. 2011, tr. 454.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét