Trong thời gian qua, hoạt động đối
thoại, đấu tranh trên lĩnh vực nhân quyền của Việt Nam đã góp phần giữ vững ổn
định chính trị - xã hội, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ XHCN, thúc đẩy quan hệ với
các đối tác, bảo đảm môi trường quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và
phát triển đất nước. Bài viết làm rõ quan niệm, đối tượng, đặc điểm đối thoại,
đấu tranh về nhân quyền; nhận diện âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực
thù địch trên lĩnh vực này. Từ đó, đề xuất cách thức tiến hành đối thoại, đấu
tranh với các tổ chức quốc tế, các tổ chức và cá nhân thù địch trong và ngoài
nước.
Đấu tranh về tư tưởng chính trị -
pháp lý giữa hai loại hình giá trị XHCN và TBCN về dân chủ và nhân quyền: Đây
là đặc điểm có tính bản chất của đấu tranh trên lĩnh vực QCN. Đặc điểm này cho
thấy, đấu tranh trên lĩnh vực dân chủ, nhân quyền không có giới tuyến địch -
ta rõ ràng, mà nằm ngay trong nhận thức của mỗi người và mỗi tổ chức. Do đó,
nhân dân, trước tiên là mỗi cán bộ, đảng viên, đều là chủ thể đấu tranh với các
thế lực thù địch trên lĩnh vực dân chủ, nhân quyền.
Đấu
tranh với các thế lực cực hữu ở phương Tây, chủ yếu ở Mỹ, sử dụng QCN gắn với
dân chủ làm công cụ thực hiện chiến lược DBHB đối với chế độ chính trị - xã hội
ở Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đặc điểm này chỉ rõ đối
tượng đấu tranh trực tiếp trên trường quốc tế là thế lực cực hữu ở phương Tây,
lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền để chống phá chế độ chính trị - xã hội ở nước
ta, chứ không phải đấu tranh với nhân dân hay chính phủ phương Tây nói chung.
Đấu
tranh với các tổ chức, cá nhân của người Việt phản động ở trong và ngoài nước bị
các thế lực cực hữu tại Mỹ và phương Tây lợi dụng, để chống phá trên lĩnh vực
QCN, nhằm từng bước làm suy yếu hoặc chuyển hoá từ bên trong, tiến đến xoá bỏ
vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và xoá bỏ chế độ XHCN ở Việt Nam. Đặc
điểm này chỉ rõ đối tượng đấu tranh trực tiếp trên lĩnh vực QCN ở trong nước là
các thế lực thù địch người Việt trong và ngoài nước.
Phương
thức đấu tranh trên lĩnh vực quyền con người
Đấu
tranh trên lĩnh vực QCN trên cơ sở đường lối, chủ trương, quan điểm, chính sách
của Đảng, pháp luật của Nhà nước, sử dụng linh hoạt các cách thức, phương pháp
và biện pháp tư tưởng chính trị, pháp lý, nhằm làm thất bại âm mưu, thủ đoạn của
các thế lực thù địch trong việc sử dụng QCN làm công cụ chống phá chế độ chính
trị - xã hội ở nước ta. Trước các hoạt động chống đối công khai của các tổ chức,
cá nhân đối với chế độ chính trị - xã hội ở nước ta, cần kết hợp tốt các cách
thức, phương pháp và biện pháp đấu tranh, như nhận diện kịp thời, phê phán, phản
bác và nhất là phải kiên quyết ngăn chặn, xử lý công khai bằng pháp luật.
Đấu
tranh tại các tổ chức quốc tế trên lĩnh vực QCN:
Đấu
tranh theo cơ chế dựa trên Hiến chương LHQ (tại Hội đồng nhân quyền và tại ủy
ban NGOs thuộc ECOSOC) theo cách thức bảo đảm chủ quyền quốc gia và nghĩa vụ
là thành viên LHQ. Trên cơ sở đó, lựa chọn và tiến hành các phương pháp, biện
pháp đấu tranh thích hợp với từng vụ, việc cụ thể phù hợp với Hiến chương LHQ.
Phương
thức đấu tranh với các tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động chống phá chế độ
chính trị - xã hội ở nước ta: theo cách thức bảo đảm chủ quyền quốc gia và trên
cơ sở các văn kiện hợp tác với các nước này. Việc xác định phương pháp, biện
pháp đấu tranh, phải phù hợp với quan hệ đối tác giữa Việt Nam với các nước trên giới và hệ thống
công pháp quốc tế.
Đấu
tranh với một số tổ chức phi chính phủ quốc tế theo cách thức bảo đảm chủ quyền
quốc gia và trên cơ sở hệ thống công pháp quốc tế. Việc xác định phương pháp,
biện pháp đấu tranh phải phù hợp với vị trí, tính chất của mỗi tổ chức này và mỗi
vụ, việc cụ thể.
Đối
với các tổ chức, cá nhân người Việt Nam sống lưu vong ở nước ngoài: theo cách
thức tuân thủ hệ thống pháp luật Việt Nam; đối với người Việt ở nước ngoài cũng
phải tính đến mức độ phù hợp với hệ thống công pháp quốc tế và pháp luật của nước
sở tại. Việc xác định phương pháp, biện pháp đấu tranh phải thích hợp với tính
chất của mỗi tổ chức chống đối của người Việt ở ngoài nước hay tổ chức, cá nhân
người Việt ở trong nước, và phải phù hợp với mức độ, tính chất chống đối của mỗi
vụ, việc cụ thể.
Phương hướng, nhiệm vụ công tác
đối thoại
Thứ
nhất, trên cơ sở kiên định nền tảng tư tưởng của Đảng và tăng cường bảo vệ, bảo
đảm QCN trong thực tế, thực hiện đối thoại, cơ bản là để nhận thức sâu thêm về
nhau, nhằm đạt tới một chân lý cao hơn cho cả hai bên và củng cố, nâng cao sự đồng
thuận quốc gia, đại đoàn kết toàn dân tộc, và nhằm bảo vệ, bảo đảm QCN trong
quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Thứ
hai, mở rộng và nâng cao chất lượng đối thoại với các tổ chức, cá nhân ở trong
nước, nhằm góp phần đẩy manh thực hiện, phát huy dân chủ XHCN và hoàn thiện thể
chế Nhà nước pháp quyền XHCN, trước tiên và cơ bản ở cơ sở xã, cơ quan, doanh
nghiệp phù hợp với pháp luật quốc tế, quốc gia về QCN
Thứ
ba, mở rộng và nâng cao chất lượng đối thoại với các tổ chức, cá nhân ở ngoài
nước về những vấn đề chính trị, pháp lý, học thuật phù hợp với pháp luật quốc tế,
quốc gia về QCN
Thứ
tư, xây dựng và triển khai thực hiện “cơ chế đối thoại với các quan điểm khác
với quan điểm của Đảng, Nhà nước” theo Nghị quyết Trung ương 4 khóa XIII.
Phương
hướng, nhiệm vụ công tác đấu tranh
Thứ
nhất, thường xuyên nắm chắc tình hình, dự báo kịp thời quan điểm, âm mưu, thủ
đoạn DBHB nói chung, trong đó có lĩnh vực QCN.
Thứ hai, tích cực, chủ động bảo vệ
nền tảng tư tưởng chính trị của Đảng, nền dân chủ XHCN, thể chế Nhà nước pháp
quyền XHCN và kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta. Đồng thời, chủ động,
tích cực chuyển từ tham dự sang tham gia và đóng góp trực tiếp vào việc định
hình giá trị cũng như “luật chơi” về vấn đề QCN trong quan hệ quốc tế.
Thứ ba, đối mới nội dung, phương
pháp đấu tranh có hiệu quả trên lĩnh vực QCN. Đa dạng hóa các hình thức đấu
tranh trên cơ sở giữ vững quan điểm và nguyên tắc; mềm dẻo linh hoạt, nhân văn
trong phương pháp, công khai, minh bạch, dân chủ, góp phần tạo dư luận xã hội,
lành mạnh, đồng thuận.
Thứ tư, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ chế
phân công, phối hợp trong phòng, chống chiến lược DBHB trên lĩnh vực QCN trong
cả hệ thống chính trị.
Thứ năm, tiếp tục nâng cao năng lực
của đội ngũ chuyên môn, chuyên trách (tư tưởng, lý luận, thông tin, truyền
thông, văn hóa, ngoại giao, an ninh nội bộ), và đầu tư thích đáng cơ sở vật chất
- kỹ thuật hiện đại cho đội ngũ này để đấu tranh có hiệu quả trên lĩnh vực
QCN.
Thứ sáu, đẩy mạnh công tác tuyên
truyền nâng cao nhận thức xã hội, thông tin đối ngoại về thành tựu bảo vệ, bảo dảm quyền con người, quyền công dân qua
hơn 30 năm đổi mới.
Thứ tám, ngăn chặn, xử lý nghiêm
minh bằng pháp luật hành vi công khai chống phá chế độ chính trị - xã hội ở nước
ta.
Thứ
chín, tăng cường kiểm tra, giám sát và thực hiện sơ kết, tổng kết, rút kinh
nghiệm về đấu tranh với các quan điểm thù địch công khai trên lĩnh vực QCN nói
riêng và chiến lược DBHB nói chung.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét