Việc lợi dụng các vấn đề chính
trị - xã hội ở Việt Nam để chống phá của các thế lực thù địch luôn diễn biến phức
tạp, khó lường. Trước những luận điệu xuyên tạc, các quan điểm sai trái của các
thế lực thù địch đã và đang hiện hữu, rất nhiều câu hỏi đặt ra cho chúng ta và
cho cả bạn bè quốc tế là: Bản chất của hoạt động công tác tuyên truyền là gì?
Phải chăng chỉ có Cộng sản, chỉ có Việt Nam mới có công tác tuyên truyền? Công
tác tuyên truyền của Đảng và Nhà nước ta, liệu có giống như lời rêu rao của các
thế lực thù địch…?
Một là, về bản chất của hoạt động
tuyên truyền.
Theo Từ điển Tiếng Việt thì tuyên
truyền là “Giải thích rộng rãi để thuyết phục mọi người tán thành, ủng hộ,
làm theo”. Như vậy, tuyên truyền là hoạt động có mục đích của chủ thể nhằm truyền
bá những tri thức, giá trị tinh thần, tư tưởng đến đối tượng, biến những kiến
thức, giá trị tinh thần đó thành nhận thức, niềm tin, tình cảm của đối tượng;
thôi thúc đối tượng hành động theo những định hướng, những mục tiêu do chủ thể
tuyên truyền đặt ra. Mục tiêu quan trọng nhất của hoạt động tuyên truyền không
dừng lại ở thay đổi suy nghĩ hay thái độ của quần chúng, mà cần phải tạo hành động
trong quần chúng.
Như vậy, bản chất của công tác
tuyên truyền là một hoạt động thiết yếu của bất cứ tổ chức, quốc gia nào. Nếu
không có hoạt động này thì tất yếu tổ chức, chính quyền, quốc gia đó sẽ tự cô lập
chính mình với nhân dân trong nước, cô lập mình với các tổ chức, chính quyền,
quốc gia khác. Và khi đã không có sự kết nối, nguy cơ đe dọa về tính chính
danh, về sự an toàn… sớm muộn cũng sẽ hiện hữu.
Hai là, phải chăng chỉ có Việt
Nam mới có công tác tuyên truyền?
Mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ trên
thế giới, với tư cách là chủ thể về lãnh thổ, chính quyền, dân cư, về khả năng
tham gia vào quan hệ với các quốc gia khác, về quyền dân tộc tự quyết… đương
nhiên trong hoạt động đối nội và đối ngoại, phải tiến hành các hoạt động tuyên
truyền để đảm bảo về quyền và lợi ích của mình.
Ví dụ như, ở Trung Quốc,
công tác tuyên truyền luôn được nước này xem là một bộ phận quan trọng trong
công tác Đảng; luôn coi tuyên truyền và quản lý thông tin là ưu tiên hàng đầu,
dành nguồn lực vật chất và bộ máy nhân lực đáng kể cho công tác tuyên truyền;
chú trọng việc kết hợp ngoại giao nhà nước với ngoại giao văn hóa để định hướng
và quản lý dư luận.
Tại Nga, hoạt động tuyên
truyền được hiểu là sự lan truyền thông tin đại chúng nhằm thúc đẩy quan điểm,
nhận thức hoặc chương trình nghị sự của chính phủ. Theo đó, Chính phủ nước này
tăng cường đầu tư cho các kênh tuyên truyền như Rossiya Segodnya (tổ hợp truyền
thông chính thống của Nga, trong đó có đài Sputnik và hãng thông tấn RIA), mạng
lưới truyền hình RT (Russia Today) và nhiều các kênh báo chí, truyền hình khác.
Ở Anh, hoạt động truyền bá
hình ảnh của vương quốc được tiến hành ở hầu hết các lĩnh vực. Riêng lĩnh vực
truyền thông thì hãng BBC (thông tấn xã quốc gia của Vương quốc Liên hiệp Anh
và Bắc Ireland) đóng vai trò chủ đạo. Cùng với ngôn ngữ tiếng Anh, tất cả các
hoạt động tuyên truyền của vương quốc này đã mang đến cho họ một hình ảnh “siêu
cường văn hóa, và London được mô tả như một thủ đô văn hóa thế giới”.
Tại Áo, nhắc đến đất nước
này, hầu như cả thế giới đều cho rằng đây chính là kinh đô thế giới về âm nhạc
cổ điển. Sở dĩ như vậy là vì quốc gia này cũng đã sử dụng các cơ quan, tập đoàn
báo chí - truyền thông (đặc biệt là 3 tập đoàn: Đài Truyền hình quốc gia Áo -
ORF, Báo Wiener Zeitung, Hãng thông tấn xã Áo - APA) thường xuyên tiến hành tổ
chức các chương trình văn hoá, nghệ thuật nhằm tuyên truyền, quảng bá hình ảnh,
đất nước con người và âm nhạc cổ điển Áo ra thế giới…
Trong bối cảnh cuộc Cách mạng
công nghiệp lần thứ tư, công tác tuyên truyền còn diễn ra rất mạnh mẽ và sôi động
trên không gian mạng Internet. Hầu hết các quốc gia, tôn giáo, tổ chức xã hội…
đã khai thác triệt để ưu thế của công nghệ số để xây dựng các website, cổng
thông tin điện tử, các trang mạng xã hội… để tuyên truyền, hướng người dân và
công chúng theo mục đích, con đường phát triển của mình. Dù khác nhau về hình
thức, cách thức tương tác (thực, ảo)… nhưng bản chất vẫn là hoạt động tuyên
truyền, quảng bá. Như vậy, với bất cứ quốc gia nào, để người dân tin tưởng và
làm theo chính quyền, để khẳng định được vị thế quốc gia trên trường quốc tế
thì tất yếu phải có công tác tuyên truyền.
Ba là, công tác tuyên truyền của
Đảng và Nhà nước ta liệu có như những lời rêu rao của các thế lực chống đối,
thù địch?
Có thể thấy rằng, đối với công
tác tư tưởng của Đảng ta, tuyên truyền là một trong ba bộ phận quan trọng của
công tác tư tưởng (lý luận, tuyên truyền, cổ động), có nhiệm vụ phổ biến, truyền
bá hệ tư tưởng, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước đến quần chúng nhân dân. Công tác tuyên truyền góp phần nâng cao nhận thức,
hình thành và củng cố niềm tin cho mọi tầng lớp nhân dân; cổ vũ, động viên,
thúc đẩy và biến nhận thức, niềm tin, nhiệt huyết của quảng đại quần chúng
thành hành động cách mạng, góp phần xây dựng con người mới, cuộc sống mới. Dưới
sự lãnh đạo của Đảng, công tác tuyên truyền đã cổ vũ, động viên phong trào thi
đua yêu nước giúp bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, đối ngoại; giúp uốn
nắn những nhận thức lệch lạc, đấu tranh với những quan điểm, hành động sai
trái, bảo vệ nền tảng tư tưởng, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước.
Kể từ khi ngành tuyên giáo ra đời
(01/8/1930) đến nay, công tác tuyên truyền đã khẳng định vai trò và sức mạnh của
mình trên mặt trận tư tưởng - văn hóa của Đảng. Thực tiễn đã chứng minh, công
tác tuyên truyền của chúng ta không phải tự nhiên sinh ra, mà trải qua một chặng
đường lịch sử, trong đó “có sự cống hiến, đóng góp công sức của các thế hệ cán
bộ tuyên huấn, nhà văn, nhà báo, nhà giáo, nghệ sĩ, nhà khoa học… đã vượt qua
biết bao gian khổ, hy sinh, làm nên những thành tích vẻ vang, đóng góp vào công
cuộc bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội và đổi mới, phát triển đất
nước”. Đặc biệt, trong đối nội và đối ngoại, công tác tuyên truyền của Đảng ta
được tiến hành bài bản, khoa học, đem lại những hiệu quả, lợi ích to lớn, quan
trọng cho quốc gia, dân tộc.
Công tác tuyên truyền đã góp phần
tạo sự lan tỏa hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế, giúp bạn bè quốc tế biết
đến một Việt Nam luôn “Khát vọng hòa bình và Phát triển bền vững”; biết đến
một Việt Nam có hàng nghìn năm lịch sử, có nền văn hóa mang bản sắc riêng và độc
đáo, có truyền thống tốt đẹp; là quốc gia có đóng góp tích cực góp phần nâng
cao vai trò của Liên hợp quốc trong thời kỳ mới; là nơi an toàn lý tưởng để các
nhà đầu tư quốc tế lựa chọn, là nơi mà du khách có thể cảm thấy an toàn, thân
thiện và hạnh phúc khi đặt chân đến… và là “Điểm đến của thiên niên kỷ mới”!
Cũng từ các hoạt động định hướng,
tuyên truyền thiết thực, khoa học mà chất lượng tuyên truyền biển, đảo; biên giới
trên đất liền, trên biển ở nước ta được nâng cao, nhận được sự đồng tình, ủng hộ
của các tầng lớp nhân dân trong và ngoài nước, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội.
Nội dung công tác tuyên truyền biển, đảo và biên giới trên đất liền, trên biển
luôn được thực hiện đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tiễn; được bạn bè, cộng
đồng quốc tế ủng hộ, thừa nhận tính chính danh và chính nghĩa của Việt Nam.
Mặt khác, Công tác tuyên truyền cũng
đã đạt được nhiều thành tựu vẻ vang đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân
tộc, “góp phần giáo dục, tuyên truyền và bảo vệ đường lối Độc lập dân tộc gắn
liền với Chủ nghĩa xã hội của cách mạng nước ta”, đồng thời bảo vệ, gìn giữ sức
sống của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trên các lĩnh vực tư tưởng
- lý luận, tuyên truyền, khoa giáo, văn hóa - văn nghệ; là vũ khí đấu tranh, phản
bác có hiệu quả trước các quan điểm sai trái, thù địch.
Có thể thấy, nhờ có hoạt động
tuyên truyền mà chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước đã đến với
nhân dân một cách kịp thời, hiệu quả và thiết thực. Các vấn đề quan trọng của đất
nước, từ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, văn hóa… cho đến đời sống tư
tưởng tình cảm, thực hành tôn giáo tín ngưỡng… của nhân dân được phản ánh kịp
thời, sinh động. Đây chính là vai trò “cầu nối” giữa “Ý Đảng” với “Lòng Dân” của
ngành tuyên giáo nói chung và công tác tuyên truyền nói riêng; góp phần tăng cường
bồi đắp, củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước; góp phần nâng cao vị
thế quốc gia, lòng tự hào dân tộc, khát vọng Việt Nam.
Trong thời gian tới, các thế lực
thù địch sẽ không ngừng xuyên tạc, chống phá nền tảng tư tưởng và chế độ chính
trị - xã hội của chúng ta. Trong bối cảnh đó, công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng
của Ðảng được xác định là nhiệm vụ và nội dung tất yếu, cơ bản, hệ trọng, quan
trọng hàng đầu của toàn Ðảng, toàn quân, toàn dân ta. Trong đó công tác tuyên
truyền phải luôn được xác định là nòng cốt, tự giác, thường xuyên và thiết thực
như lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Tuyên truyền là đem một phần việc gì nói
cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm, nếu không đạt được mục tiêu đó thì
tuyên truyền thất bại”./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét