“Cách
mạng màu” đã và đang có những nguy cơ tiềm tàng tác động đến chính trị và đời sống
xã hội Việt Nam. Sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn
biến”, “tự chuyển hóa” của một bộ phận cán bộ, đảng viên, cùng với những tồn tại,
hạn chế của thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội đất nước... đã tạo điều kiện
để các thế lực thù địch, phản động mưu đồ thực hiện “sắc màu chính trị”. Từ những
nguy cơ tiềm tàng này đặt ra những thách thức cần kịp thời có các giải pháp nhằm
nâng cao công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trước nguy cơ “cách mạng
màu” ở Việt Nam.
Để
thực hiện được “cách mạng màu”, các thế lực thù địch, phản động tiếp tục lợi dụng
tình hình quốc tế, khu vực và trong nước để đẩy mạnh việc thực hiện chiến lược
"diễn biến hoà bình", thúc đẩy "tự diễn biến", "tự
chuyển hoá" nhằm chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ ta. Trong đó, các thế
lực thù địch, phản động triệt để lợi dụng một số vấn đề xã hội và thổi phồng
lên để xuyên tạc, chống phá. Hiện nay, ở Việt Nam nổi lên một số vấn đề chính
trị, xã hội được đặt ra là những thách thức tạo điều kiện để các đối tượng
trong và ngoài nước có thể móc nối, kích động dẫn đến nguy cơ “cách mạng màu”
có thể diễn ra.
Một
là, vấn đề chính trị đang được các đối tượng lợi dụng để tấn công xuyên tạc đó
là công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và một số vấn đề như
dân chủ, nhân quyền… Đối tượng mà các thế lực thù địch, phản động hướng đến để “tấn
công” rất đa dạng, trong đó trực diện hướng vào một bộ phận nhân dân và đội ngũ
cán bộ, đảng viên. Chúng sử dụng chiến lược “diễn biến hòa bình” thúc đẩy mạnh
mẽ hoạt động “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ hệ thống chính trị ở
Việt Nam.
Hai
là, thách thức về những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối
sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên là điều kiện để các thế lực thù địch, phản
động lợi dụng để thực hiện “cách mạng màu”. Như thông tin đã phân tích ở các
bài trước, các cuộc "cách mạng màu" dẫn đến sự sụp đổ chế độ chính trị
ở một số nước SNG và các nước Trung Đông, Bắc Phi cho thấy nguyên do sâu xa từ
sự suy thoái, biến chất, “tự chuyển hóa” trong nội bộ ban lãnh đạo đương nhiệm
khiến nhân dân mất lòng tin, chống đối. Ở Việt Nam, chúng tận dụng "sức mạnh"
của dư luận, mạng xã hội, những trang thông tin cá nhân chưa được kiểm soát để
ráo riết tung tin về những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức,
lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên. Mục tiêu của chúng là làm cho nhân
dân mất niềm tin với cán bộ, đảng viên và từ đó, tìm mọi thủ đoạn để thổi bùng
lên những mâu thuẫn, nhằm gây bất ổn xã hội, tạo cơ hội cho thực hiện
"cách mạng màu".
Bên
cạnh đó, các thế lực thù địch, phản động đã cấu kết với lực lượng trong nước thực
hiện những thủ đoạn có quy mô ngày càng rộng, phức tạp, kéo dài, có tổ chức
tinh vi và chuyên nghiệp. Một mặt, chúng cố thổi phồng lên những yếu kém, sai
phạm của cán bộ, đảng viên, mặt khác, chúng không ngừng rêu rao rằng chế độ xã
hội chủ nghĩa không có dân chủ, mà có chăng thì chỉ là “dân chủ giả hiệu”.
Thứ
ba, các thế lực thù địch, phản động lợi dụng những vấn đề kinh tế, chính trị,
xã hội… trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam nhằm mưu đồ thực
hiện “cách mạng màu”. Các thế lực thù địch, phản động dùng chiêu bài phủ nhận nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, cho rằng kinh tế thị
trường là sản phẩm của tư bản, là tự do cạnh tranh bị chi phối bởi một “bàn tay
vô hình” của những tập đoàn kinh tế lớn, hướng người ta đến các quyết định về
các vấn đề kinh tế cơ bản không cần đến sự can thiệp của nhà nước. Nhất là từ
sau đại dịch COVID-19, trong bối cảnh kinh tế Việt Nam gặp khó khăn do biến động
chung của thị trường thế giới, những hội nhóm “núp bóng yêu nước” này điên cuồng
đăng tải những thông tin về kinh tế ảm đạm, lạm phát tăng cao, độc quyền giá điện,
độc quyền xăng dầu… Những thủ đoạn đê hèn, dơ bẩn của chúng không thể chấp nhận
được xét cả về phương diện chính trị, kinh tế và đạo đức; là cái nhìn phiến diện
của những kẻ cố tình xuyên tạc Việt Nam, đi ngược lại lợi ích dân tộc, quốc
gia, cố tình bóp méo, xuyên tạc sự thật. Mục đích những quan điểm sai lệch, phiến
diện nhằm phủ nhận thành tựu phát triển kinh tế nhanh và bền vững trong trạng
thái “bình thường mới”, phủ nhận kết quả thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng, chống
dịch bệnh COVID-19, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà
nước ta... để cố hướng kinh tế nước ta theo con đường kinh tế tư bản chủ nghĩa
tự do cạnh tranh dẫn đến chệch hướng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực kinh tế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét