Tổ
chức Phóng viên không biên giới (RSF) nhiều năm gần đây xếp Việt Nam ở vị trí gần
cuối bảng xếp hạng về tự do báo chí của 180 quốc gia, với những lý do chủ yếu
là “đàn áp các blogger”, “bắt giam các nhà báo”, nhưng trong những vụ việc này,
các đối tượng bị bắt giữ đều có hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ để đưa
tin sai sự thật, tuyên truyền chống phá Đảng và Nhà nước, xuyên tạc tình hình
kinh tế-xã hội ở Việt Nam.
Trên
một kênh truyền thông ở hải ngoại thiếu thiện chí, khi bình luận về Việt Nam gần
đây, có một bài viết về bảng xếp hạng của RSF. Nhưng tổ chức RSF lại không đưa
ra được khái niệm hay cách hiểu nào về tự do báo chí. Nếu họ cho rằng không thể
bắt giữ các nhà báo và cho rằng không ai đáng bị bắt vì lý do tham gia ngôn luận,
thì có lẽ họ đã bỏ qua hoàn toàn việc hoạt động báo chí phải nằm trong khuôn khổ
pháp luật. Họ đang cổ xúy cho ngôn luận tự do, báo chí tự do mà không chịu bất
cứ trách nhiệm xã hội nào.
Ở
Việt Nam, ngay từ trong cuộc đấu tranh giành độc lập, Mặt trận Việt Minh do
lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đứng đầu đã giương cao ngọn cờ đòi quyền tự do ngôn luận,
tự do xuất bản, tự do tổ chức, tín ngưỡng, đi lại, bác bỏ áp bức bất công của
chính quyền thực dân.
Khi
giành được chính quyền, Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
năm 1946 đã hiến định quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản và các quyền tự do
khác của công dân. Trải qua các lần sửa đổi, bổ sung, Hiến pháp các năm 1959,
1980, 1992 và gần đây là Hiến pháp năm 2013 luôn nhất quán khẳng định quyền tự
do ngôn luận, tự do báo chí của công dân.
Các
thế lực chống phá thường vin vào việc Việt Nam không có mô hình báo chí tư nhân
mà cố tình lờ đi rằng, mọi công dân đều được quyền tham gia sáng tạo và xuất bản
báo chí, mọi tầng lớp, tổ chức trong xã hội đều có cơ quan báo chí đại diện của
mình.
Điều
11 Luật Báo chí năm 2016 nêu rõ: Công dân có quyền phát biểu ý kiến về tình
hình đất nước và thế giới; tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước; góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với
các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính
trị-xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp và các tổ chức,
cá nhân khác. Điều 13 ghi rõ: “Báo chí không bị kiểm duyệt trước khi in, truyền
dẫn và phát sóng”.
Không
chỉ về phương diện pháp lý mà trong thực tiễn, tự do báo chí ở Việt Nam cũng được
biểu hiện sinh động. Nền báo chí Việt Nam phát triển mạnh mẽ cả về số lượng, loại
hình, quy mô, công nghệ làm báo. Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền
thông, tính đến tháng 5-2023, cả nước có 808 cơ quan báo chí (trong đó: 138
báo, 670 tạp chí) và 42.400 người hoạt động trong lĩnh vực báo chí, gấp
khoảng 6 lần so với thập niên 2000.
Báo
chí hiện đại trong những năm gần đây, cùng sự hỗ trợ của công nghệ truyền thông
số, đã tăng cường tính tương tác với công chúng. Trên các báo điện tử đều mở phần
bình luận cho người đọc. Các kênh phát thanh, truyền hình đều có những chương
trình phát sóng trực tiếp, có số điện thoại đường dây nóng để người nghe, người
xem gọi điện tương tác khi chương trình đang diễn ra.
Với
những thiết bị hiện đại, nhà đài có thể di chuyển đến phỏng vấn và phát sóng trực
tiếp ngay tại nhà của các công dân. Mặt khác, các cơ quan báo chí đều thiết lập
những chương trình thu thập chất liệu phản ánh từ các “nhà báo công dân”. Đó là
minh chứng rất rõ ràng về việc báo chí có thể xuất bản ngay mà không qua kiểm
duyệt.
Các
thế lực thù địch dù có tấn công, chỉ trích, chống phá như thế nào cũng không thể
thay đổi bản chất tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam. Thực ra đó chỉ là
những tiếng nói tiêu cực, lạc lõng của những người cố tình đi ngược chiều với sự
phát triển bền vững của đất nước ta, nhân dân ta và của nền báo chí cách mạng
đáng tự hào của chúng ta.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét