Tròn 60 năm ra đời của phong trào thi đua “Nghìn việc tốt” với tên đầy đủ là “Thi đua làm nghìn việc tốt, thực hiện 5 điều Bác dạy, phấn đấu trở thành Cháu ngoan Bác Hồ” (24-3-1963/24-3-2023) gắn với tên tuổi của Nhà giáo Nhân dân, Anh hùng Lao động Nguyễn Đức Thìn, người khởi xướng phong trào thi đua “Nghìn việc tốt”, vinh dự được Chủ tịch Hồ Chí Minh cổ vũ để thực sự trở thành phong trào hành động cách mạng của thiếu nhi.
Trân
trọng những sáng kiến của quần chúng
Chủ
tịch Hồ Chí Minh luôn luôn tin tưởng vào quần chúng, tin vào khả năng sáng tạo
vô hạn của quần chúng, vì vậy, trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” Người khẳng
định: “Dân chúng biết giải quyết nhiều vấn đề một cách giản đơn, mau chóng, đầy
đủ, mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn, nghĩ mãi không ra”.
Theo
đó, sáng kiến phong trào “Thi đua làm nghìn việc tốt, thực hiện 5 điều Bác dạy,
phấn đấu trở thành Cháu ngoan Bác Hồ” của nhà giáo bình dị nhưng có tâm, tầm,
trí Nguyễn Đức Thìn được Bác Hồ quan tâm, động viên, cổ vũ nhiệt thành; một năm
sau đó, trong “Báo cáo tại Hội nghị chính trị đặc biệt”, ngày 27-3-1964 đăng
trên Báo Nhân dân, số 3651 ra ngày 28-3-1964 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc tới
và khen ngợi: “Các cháu nhi đồng ta rất ngoan, chăm học chăm làm; nhiều cháu đã
dũng cảm cứu bạn trong cơn nguy hiểm, nhiều cháu thật thà đem trả của rơi,
thương yêu giúp đỡ nhau và thi đua làm "nghìn việc tốt"” . Hiếm có một
vị lãnh tụ nào tại một hội nghị có tính chất đặc biệt lại nêu đích danh tên một
phong trào thi đua như Bác!
Ngày
21-10-1964, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Tổng thống Mali Môđibô Câyta đến thăm Trường
đại học Sư phạm Hà Nội, trong khi Người nói chuyện với các thầy cô giáo, sinh
viên và cán bộ, công nhân viên của trường, một lần nữa Bác lan tỏa hiệu quả của
phong trào này: “Hiện nay có hàng vạn học sinh tốt nghiệp lớp 7, lớp 10 đã xung
phong đi tham gia sản xuất ở các công trường, ở miền núi; có 797 cháu cấp I, cấp
II, cấp III học giỏi được giải thưởng.
Từ
lời động viên, cổ vũ nhiệt thành của Bác Hồ, từ một sáng kiến của một cá nhân
được phát động năm 1963 tại Trường trung học cơ sở Tam Sơn, thị xã Từ Sơn, tỉnh
Bắc Ninh đã trở thành phong trào có sức lan tỏa rộng, hiệu ứng xã hội lớn và
trên thực tế đã đạt nhiều thành quả to lớn, nhưng trước hết và quan trọng là đã
được thời gian minh chứng như là “một vườn ươm nhân trí đức tài”. Mục tiêu của
phong trào đã sớm đạt được.
Điều
này được chính Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá trong bài “Nâng cao trách nhiệm
chăm sóc và giáo dục thiếu niên, nhi đồng” đăng trên Báo Nhân Dân, số 5526 ra
ngày 1-6-1969, khi Người khẳng định: “Nói chung trẻ con ta rất tốt. Ở miền Nam,
các cháu bé rất dũng cảm, đã hăng hái giúp đỡ bộ đội, giúp đỡ gia đình có người
kháng chiến, làm giao liên, đánh du kích... Nhiều cháu mới hơn 10 tuổi đã trở
thành dũng sĩ diệt Mỹ. Ở miền Bắc, các cháu đều hăng hái thi đua làm “nghìn việc
tốt” như giúp đỡ gia đình bộ đội, trả lại của rơi, gan góc liều mình cứu bạn...
Ở nông thôn thì nhiều nơi các cháu tổ chức giúp các hợp tác xã chăm sóc trâu bò
béo khỏe, trồng cây và bảo vệ cây xanh tốt. Các cháu sơ tán xa gia đình vẫn cố
gắng vượt mọi khó khăn, kính thầy yêu bạn, đoàn kết với đồng bào địa phương và
thi đua học tập tốt, lao động tốt. Nhiều cháu học giỏi, tất cả các môn đều đạt
điểm 5, điểm 10, đã được giải thưởng của Bác Hồ.
Phương
cách để tìm tòi, nhân rộng sáng kiến, phong trào thi đua
Không
chỉ vũ phong trào “Nghìn việc tốt” với tính cách là sáng kiến của quần chúng
nhân dân, Người còn chỉ ra phương cách tiến hành cho cán bộ, đoàn thể có được
nhiều sáng kiến khác có giá trị cho nhiều cá nhân, tổ chức, đoàn thể và nhiều
ngành, lĩnh vực khác nhau, cụ thể:
Trước
hết, phải am hiểu tường tận về sáng kiến. Người giải thích: “Một vấn đề nữa:
Chúng ta thường nói đến hai chữ sáng kiến một cách mênh mông, không thiết thực.
Như là phải có tài giỏi đặc biệt mới có sáng kiến. Nếu ta thử hỏi: sáng kiến là
gì? thì chắc nhiều người trả lời không xuôi. Như thế mà mong cán bộ và đảng
viên có sáng kiến thì sao mà có được! Chúng ta phải nhận rõ: bất kỳ việc to việc
nhỏ, hễ thêm điều lợi, trừ điều hại cho quần chúng, giúp quần chúng giải quyết
vấn đề khó khăn, tăng kết quả của việc làm, tăng sức sản xuất của xã hội, đánh
đổ sức áp bức của quân thù, đó đều là sáng kiến. Sáng kiến không phải cái gì kỳ
lạ. Nó chỉ là kết quả của sự nghiên cứu, suy nghĩ trong những hoàn cảnh, trong
những điều kiện rất tầm thường, rất phổ thông, rất thiết thực”.
Thứ
hai, ai cũng có thể có sáng kiến nếu hội tụ điều kiện cần và đủ, đó là: “Bất
kỳ ai, nếu có quyết tâm làm ích lợi cho quần chúng, lại chịu học, chịu hỏi quần
chúng, óc chịu khó nghĩ, tay chịu khó làm, thì nhất định có sáng kiến, nhất định
làm được những việc có ích cho loài người”.
Thứ
ba, phải lãnh đạo khéo để cán bộ có gan phụ trách, phát huy sáng kiến của
cấp dưới. Người nhắc nhở: “Việc gì cấp trên cũng nhúng vào, cán bộ cũng như một
cái máy, việc gì cũng chờ mệnh lệnh, sinh ra ỷ lại, mất hết sáng kiến”, “Đồng
thời phải ra sức suy nghĩ, tìm tòi, để tăng thêm sáng kiến của mình” .
Thứ
tư, phải thực hành và phát huy dân chủ mà Người gọi đó là “cái “chìa khóa
vạn năng”” trong bài viết cùng tên, viết ngày 25-3-1967 khi Người căn dặn: “Khi
họp bàn dân chủ với toàn thể công nhân, thì anh chị em mỗi người nêu một sáng
kiến, chẳng mấy chốc đã giải quyết nốt cả 2.000 giờ thiếu một cách dễ dàng”.
Thứ
năm, phải tin dân, trọng dân, an dân và phải làm gương cho dân: “Đối với
nhân dân: Phải nhớ Đoàn thể làm việc cho dân, Đoàn thể mình mạnh hay yếu là ở
dân. Dân nghe theo là mình mạnh. Hiểu nguyện vọng của dân, sự cực khổ của dân.
Hiểu tâm lý của dân, học sáng kiến của dân... Phải tôn kính dân, phải làm cho
dân tin, phải làm gương cho dân. Muốn cho dân phục phải được dân tin, muốn cho
dân tin phải thanh khiết”. Đây chính là điều căn cốt nhất để phát hiện, cổ vũ
và nhân rộng các phong trào thi đua
Hiện
thực hóa chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào phong trào thi đua yêu nước của
thiếu niên, nhi đồng hiện nay
Chăm
lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau luôn được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt
quan tâm và nhắc nhở toàn Đảng, toàn dân ta hết sức chú ý với quyết tâm chính
trị cao để thực hiện nhiệm vụ quan trọng này. Nhân dịp Quốc tế Thiếu nhi
1-6-1969, trong bài “Nâng cao trách nhiệm chăm sóc và giáo dục thiếu niên, nhi
đồng”, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Thiếu niên, nhi đồng là người chủ
tương lai của nước nhà. Vì vậy, chăm sóc và giáo dục tốt các cháu là nhiệm vụ của
toàn Đảng, toàn dân... Vì tương lai của con em ta, dân tộc ta, mọi người, mọi
ngành phải có quyết tâm chăm sóc và giáo dục các cháu bé cho tốt”.
Từ
lời chỉ dẫn quý báu trên của Bác, phong trào thi đua yêu nước của thiếu nhi Việt
Nam được khởi xướng bởi thầy giáo Nguyễn Đức Thìn, Tổng phụ trách thiếu nhi
(nay là Nhà giáo Nhân dân, Anh hùng Lao động) phát động ngày cách đây 60 năm với
tên gọi “Thi đua làm nghìn việc tốt, thực hiện 5 điều Bác dạy, phấn đấu trở
thành Cháu ngoan Bác Hồ”; từ đó đến nay phong trào đã nhanh chóng lan tỏa, trở
thành “vườn ươm nhân trí đức tài” - môi trường trong sáng, thấm đẫm tình người
nhân ái cho các em thiếu nhi tu dưỡng, rèn luyện, trở thành những công dân tốt,
phụng sự xây dựng quê hương đất nước.
Tại
Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đoàn (khóa III) đã đánh giá phong
trào “Làm nghìn việc tốt thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy” đạt danh hiệu “Cháu ngoan
Bác Hồ” là một phong trào có tác dụng giáo dục toàn diện đối với thiếu niên,
nhi đồng và đã quyết định phát triển sâu rộng trong hoạt động Đội và phong trào
thiếu nhi. Trên tinh thần đó, phong trào “Nghìn việc tốt” nhanh chóng được nhân
rộng, thu hút gần như toàn bộ thiếu niên, nhi đồng và các tổ chức Đội ở các địa
phương trong cả nước tham gia dưới nhiều hình thức.
Về
vấn đề này, Hội đồng Đội Trung ương đánh giá: “Trải qua 60 năm duy trì và phát
triển, phong trào “Nghìn việc tốt” không ngừng được nâng cao cả về mặt lý luận
cũng như thực tiễn, từng bước phát triển ngày càng sâu rộng, thể hiện trên tất
cả các mặt hoạt động của Đội. Dưới sự dìu dắt, phụ trách của tổ chức Đoàn Thanh
niên cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, phát huy hiệu
quả phong trào“Nghìn việc tốt”, nhằm cụ thể hóa 5 điều Bác Hồ dạy, các phong
trào thi đua của thiếu nhi ngày càng thêm nở rộ, tạo sức lan tỏa và phổ biến
trong các liên đội, đáp ứng được những yêu cầu trong tình hình mới, tiêu biểu
như các chương trình, phong trào: “Thiếu nhi Việt Nam thi đua làm theo 5 điều
Bác Hồ dạy”;“Rèn luyện đội viên”,“Thiếu nhi Việt Nam học tập tốt rèn luyện
chăm”; “Tuổi trẻ Việt Nam - Rèn đức luyện tài, dẫn dắt tương lai”; “Vì Mái trường
xanh”; “Em yêu khoa học, tài năng công nghệ nhí”, “Đọc và làm theo báo Đội”; “Kế
hoạch nhỏ”; “Vượt khó học tốt”, “Bạn giúp bạn”, “Đôi bạn cùng tiến”, “Giờ học tốt,
ngày học tốt”, “Mizuiku - Em yêu nước sạch”; “Áo lụa tặng bà”, “Tấm áo tặng bạn”,
“Những địa chỉ nghĩa tình”, “Đi tìm địa chỉ đỏ” và cuộc vận động “Vòng tay bè bạn”…
Nhiều
cấp bộ Đoàn, các cán bộ phụ trách Đội đã thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt
khoa học, sinh hoạt chuyên đề, thảo luận, đi sâu nghiên cứu những điều Bác Hồ dạy.
Thông qua các phong trào hoạt động, thiếu nhi cả nước đã được trau dồi kiến thức,
rèn luyện kỹ năng và được giáo dục những truyền thống tốt đẹp của cách mạng và
dân tộc Việt Nam, trở thành nguồn động lực to lớn, vô tận đã và đang dẫn dắt,
thúc đẩy hàng chục triệu đội viên, thiếu niên, nhi đồng Việt Nam và toàn thể xã
hội phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, góp phần bồi dưỡng, hình
thành cho thiếu nhi những giá trị phẩm chất tốt đẹp, góp phần không nhỏ vào sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa thân yêu” .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét