Lâu nay, các nước phương Tây thường rêu rao cái gọi là “nhân quyền cao hơn chủ quyền”, “quyền lực nhà nước ở một quốc gia không được đàn áp nhân quyền”. Về thực chất, quan điểm này đã đối lập quyền con người với chủ quyền. Họ lập luận một cách phi lý rằng, vấn đề quyền con người không thuộc công việc nội bộ của một nước. Thậm chí, một số nước phương Tây còn quy chụp rằng “việc Việt Nam nhấn mạnh chủ quyền quốc gia cao hơn tất cả, trên thực tế là lấy danh nghĩa duy trì chủ quyền quốc gia để duy trì quyền lực thống trị của Đảng Cộng sản Việt Nam”. Họ còn rêu rao rằng, tuyệt đối hóa tầm quan trọng của chủ quyền quốc gia là sai lầm và ngụy biện bằng viện dẫn báo cáo về an ninh con người của một số tổ chức quốc tế, như Báo cáo phát triển con người của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), cũng nhấn mạnh bảo đảm an ninh cá nhân, mà coi nhẹ, không đề cập đến an ninh quốc gia. Việc các nước phương Tây rêu rao rằng “nhân quyền cao hơn chủ quyền” thực chất xuất phát từ nhu cầu can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác cũng như thúc đẩy chính trị cường quyền mà thôi. Trên thực tế, nhân danh “dân chủ nhân quyền”, trong những thập niên qua, Mỹ và một số quốc gia đã sử dụng vũ lực can thiệp vào công việc nội bộ, thay đổi chế độ chính trị ở một số nước. Tuy nhiên, thực tế ở các nước sau khi Mỹ “can dự” cho thấy, cái mang lại cho những quốc gia này không hề là “dân chủ nhân quyền”, mà là sự xung đột và hỗn loạn.
Sự
khác nhau giữa lời nói và việc làm trên lĩnh vực quyền con người của Mỹ. Mỹ tự
cho mình cái quyền đánh giá, chỉ trích mức độ bảo đảm quyền con người của các
nước khác, song chính nội bộ nước Mỹ lại tồn tại những vấn đề nghiêm trọng về
quyền con người. Đơn cử như, năm 2021, ở Mỹ đã xảy ra 693 vụ xả súng (tăng
10,1% so với năm 2020), khiến hơn 44.000 người thiệt mạng. Cũng trong năm 2021,
9 tiểu bang của Mỹ đã đề xuất hơn 420 dự luật nhằm hạn chế việc bỏ phiếu của cử
tri; chỉ 7% thanh niên Mỹ tin rằng hệ thống dân chủ Mỹ vẫn “lành mạnh”. Tại
biên giới phía Nam, Mỹ đã giam giữ hơn 1,7 triệu người nhập cư, trong đó có
45.000 trẻ em. Một mặt, Mỹ nhấn mạnh tính phổ biến của quyền con người; mặt
khác, Mỹ lại từ chối ký kết và tham gia nhiều điều ước quốc tế về quyền con người,
như Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, Công ước xóa bỏ mọi
hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ, Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ
em, Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật...
Thực
tế cũng cho thấy, chính những kẻ “nhân danh công lý”, “các nhà bảo
vệ nhân quyền”, “các nhà đấu tranh cho dân chủ, tiến bộ, văn minh”…
đang ráo riết “vạch tội”, “lên án” Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân
quyền lại đang thực hiện những hành động vi phạm dân chủ, nhân quyền,
can thiệp thô bạo vào vấn đề nội bộ, xâm phạm các quyền tự chủ, tự
quyết của Việt Nam, cản trở tiến trình phát triển vì mục tiêu đem
lại cuộc sống phồn vinh, hạnh phúc, dân chủ, công bằng, văn minh cho
người dân Việt Nam.
Thêm
nữa, “định hướng” của “các nhà dân chủ, nhân quyền” về đích hướng
tới cho nhân loại và Việt Nam là chế độ xã hội tư bản chủ nghĩa dân
chủ, tiến bộ, văn minh lại không như những gì họ tuyên bố. Chế độ tư
bản chủ nghĩa vẫn đã và đang thể hiện là chế độ dân chủ chỉ cho 1%,
vì lợi ích của 1% những nhà tư bản giàu có khi mà phần lớn của
cải do người lao động tạo ra đều về tay 1% những ông chủ tư bản. Chế độ
tư bản chủ nghĩa tạo điều kiện và cơ hội cho 1% những người giàu có làm giàu,
thu lợi trên những tấm lưng còng và mồ hôi của những người lao động.
Không
khó để có những số liệu như lợi nhuận của các tập đoàn tư bản và lương của các
chủ tư sản trong hơn một thế kỷ qua liên tục tăng không ngừng, trong khi thu nhập
thực tế của người lao động tăng không đáng kể, thậm chí không đủ để trang trải
các chi phí sinh hoạt thiết yếu, không có cơ hội và điều kiện để tiếp cận và hưởng
thụ những giá trị vật chất và tinh thần do họ tạo ra. Chỉ tính riêng trong năm
2017 thì 82% số của cải được tạo ra thuộc về 1% những người giàu có nhất, còn của
cải của 50% dân số nghèo nhất không hề tăng.
Thậm
chí trong bối cảnh đại dịch Covid-19, trong khi hàng tỷ người lao động ở các quốc
gia tư bản chủ nghĩa đang phải vật lộn để kiếm sống và trang trải gánh nặng
chi phí sinh hoạt, họ không dám đi xét nghiệm, chữa bệnh vì chi phí y tế
quá sức thì nhiều cá nhân, tập đoàn tư bản vẫn tranh thủ thao túng, trục lợi và
thu lợi nhuận lớn. Chênh lệch thu nhập giữa giới chủ và người lao động vẫn tiếp
tục giãn rộng cùng với lợi nhuận của các ông chủ của các tập đoàn tư bản ngày
càng tăng cao và người lao động càng bị bóc lột nhiều hơn...
Nền
kinh tế tư bản chủ nghĩa ngày càng vắt kiệt sức lực của người lao động để mang
về những món lợi nhuận kếch xù cho các chủ tư bản. Trong guồng quay của nền đại
công nghiệp tư bản chủ nghĩa, người lao động ngày càng trở thành một cái máy
trong dây chuyền sản xuất, họ không có thời gian và điều kiện kinh tế để thỏa
mãn đầy đủ những nhu cầu vật chất, tinh thần, chứ chưa nói tới phát triển toàn
diện con người.
Tình
trạng phân biệt đối xử bất công với người nghèo, người da màu, người nhập cư vẫn
luôn tồn tại,... Đó là chưa nói tới việc vì lợi nhuận, nhiều quốc gia
tư bản chủ nghĩa sẵn sàng can thiệp, kích động, tạo nên những cuộc xung
đột, chiến tranh giữa các quốc gia để bán được nhiều vũ khí mà
không hề quan tâm đến những khổ đau, mất mát, tang thương mà biết bao
dân thường phải gánh chịu, vi phạm ngay từ quyền căn bản của con
người đó là quyền được sống, được tự do, được có cơm ăn, áo mặc,…
Nhiều học giả khi chứng kiến hiện thực đầy rẫy sự bất công, mất dân chủ... ở
các quốc gia tư bản chủ nghĩa đã phải thốt lên rằng nhà nước tư sản không phải
là của dân, do dân, vì dân như họ tuyên bố mà chỉ là nhà nước của 1%, do
1% và vì 1%; mọi thành quả của tăng trưởng kinh tế đều chỉ phục vụ cho nhóm những
người giàu có và quyền lực chứ không phải cho mọi người dân và vì lợi ích
của đông đảo tầng lớp nhân dân lao động.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét