Khi
việc công khai phủ nhận bản chất cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin
và tư tưởng Hồ Chí Minh dần đuối lý và tỏ ra kém hiệu quả, thời gian gần đây,
các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị lại sử dụng một chiêu trò
khác để chống phá cách mạng Việt Nam, đó là: Dựa trên một số sự kiện lịch sử để
đưa ra những xuyên tạc nhằm chứng minh rằng, “thực chất tư tưởng Hồ Chí Minh là
chủ nghĩa dân tộc”. Mục đích sâu xa của chúng là làm cho tư tưởng Hồ Chí Minh đối
lập với chủ nghĩa Mác – Lênin để phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng ta. Đây là
luận điệu phi lý, cần kiên quyết bác bỏ.
Từ
sự thừa nhận không thể phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng ta bằng cách điên cuồng
phủ nhận bản chất khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh khi hệ thống tư tưởng, lý luận này đang ngày càng đúng với những diễn biến
của thời đại, các thế lực chống phá lại dở nhiều chiêu trò khác. Một trong những
thủ đoạn gần đây mà chúng thường sử dụng là đối lập tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ
nghĩa Mác - Lênin; chúng dựa vào những sự kiện lịch sử rồi dùng thủ thuật quen
thuộc là “đánh lộn sòng đen trắng” để hướng lái dư luận, rằng: Tư tưởng Hồ Chí
Minh thực chất là chủ nghĩa dân tộc. Chẳng hạn như: Vin vào sự kiện Chủ tịch Hồ
Chí Minh sang Liên xô để gặp gỡ I.V. Stalin - Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên xô
và cuộc nói chuyện giữa hai vị lãnh tụ vĩ đại này vào cuối năm 1952 để đưa ra
luận điệu rằng: “I.V. Stalin cáo buộc Hồ Chí Minh là người đi theo chủ nghĩa
dân tộc”; trắng trợn hơn, họ dựa vào sự kiện Quốc tế III chỉ thị đồng chí Nguyễn
Ái Quốc về tại Cửu Long, Trung Quốc để hợp nhất các tổ chức cộng sản, thành lập
Đảng Cộng sản Đông Dương, nhưng kết quả của Hội nghị là Đảng Cộng sản Việt Nam
ra đời (03/02/1930) để rêu rao rằng: “Sự kiện thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
(03/02/1930) đã chứng minh rằng tư tưởng Hồ Chí Minh thực chất là chủ nghĩa dân
tộc”. Tinh vi hơn, họ còn “giả vờ” công nhận công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh
trong đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam để hạ thấp, kích động tư tưởng bài
trừ chủ nghĩa Mác - Lênin, cho rằng việc Đảng Cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi
hành động là không phù hợp, bởi vì đây là hai hệ tư tưởng hoàn toàn đối lập
nhau, v.v. Tuy nhiên, thực tế lịch sử lại chứng minh điều ngược lại, trong quá
trình hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh luôn đứng vững trên lập trường
của giai cấp công nhân, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin
vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Và tư tưởng của Người “là một hệ thống quan
điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam; kết quả
của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ
thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân
tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn
và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của
nhân dân ta giành thắng lợi”; hoàn toàn không thể, không phải là biểu hiện của
chủ nghĩa dân tộc như luận điệu xuyên tạc của các thế lực chống phá.
Chủ
nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh có mối quan hệ biện chứng không thể
tách rời, là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động cách mạng, “mãi mãi
soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi”. Đó là tất yếu
khách quan, sự lựa chọn của lịch sử mà không luận điệu, thế lực nào có thể
xuyên tạc, phủ nhận. Luận điệu “Thực chất tư tưởng Hồ Chí Minh là chủ nghĩa dân
tộc” là vô căn cứ, thủ đoạn xảo trá, thấp hèn, dù có tô vẽ thế nào cũng không
thể che mờ chân lý./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét