Những ngày vừa qua,
trên mạng xã hội xuất hiện không ít những luận điệu xuyên tạc bài phát biểu của
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tại cuộc mít tinh kỷ niệm 78 năm Ngày Quốc khánh nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2023); trong đó điểm nhấn mà
các phần tử cơ hội, phản động, các thế lực thù địch xoáy vào nhằm kích động
lòng nhân đó chính là Việt Nam lựa chọn, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội, tiếp tục trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Trước những
luận điệu xuyên tạc, bẻ cong sự thật như “chủ nghĩa xã hội không phải là do
nhân dân Việt Nam lựa chọn mà do Đảng Cộng sản và Chủ tịch Hồ Chí Minh lựa chọn”;
“không phải tất cả nhân dân Việt Nam đều lựa chọn độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội mà chỉ có một bộ phận những người nắm quyền lực trong Đảng áp đặt cho
nhân dân” hay “ai đã lựa chọn chủ nghĩa xã hội” mà Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng
lại “máy móc nhắc lại” trong bài phát biểu là tiếp tục “kiên định“lý tưởng độc
lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội mà Đảng, Bác Hồ và Nhân dân đã lựa chọn”…,
cần phải khẳng định rằng:
KHÁT VỌNG HÒA BÌNH, ĐỘC
LẬP, TỰ DO VÀ KIÊN TRÌ ĐẤU TRANH ĐỂ GIÀNH LẠI
Trong bài phát biểu tại
Lễ mítting kỷ niệm 78 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam (Lễ kỷ niệm), Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng khẳng định: Dưới sự lãnh đạo của
Đảng, nhân dân Việt Nam đoàn kết muôn người như một đã nhất tề vùng lên Tổng khởi
nghĩa giành chính quyền trên cả nước. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm
1945 đã không chỉ “đập tan ách thống trị của thực dân, phong kiến giành chính
quyền về tay nhân dân” mà còn “mở ra bước ngoặt vĩ đại, đưa dân tộc Việt Nam bước
sang kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”.
Thắng lợi của cuộc cách mạng đó không chỉ “đưa người dân Việt Nam từ thân phận
nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình” mà còn khẳng
định giá trị của nguồn “sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc” được hun đúc, bồi đắp
qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước đã, đang và tiếp tục được phát
huy, góp phần làm nên thắng lợi của cách mạng Việt Nam trên con đường đấu tranh
cho hòa bình, độc lập, tự do, công lý và chủ nghĩa xã hội. Đồng thười, thắng lợi
vĩ đại đó không chỉ “là một trong những trang sử vàng chói lọi nhất của dân tộc
Việt Nam”, mà còn tạo tiền đề để nhân dân Việt Nam tiếp tục thực hiện sự lựa chọn
của mình, đó là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Vì hòa bình, độc lập, tự
do và chủ nghĩa xã hội đã được khẳng định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của
Đảng, tháng 2/1930: “Chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách
mạng để đi tới xã hội cộng sản”; vì độc lập dân tộc đi tới chủ nghĩa xã hội là
sợi chỉ đỏ xuyên suốt tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam; vì
“chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị
áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ” và “trong thời đại
ngày nay, cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận khăng khít của cách mạng
vô sản trong phạm vi toàn thế giới; cách mạng giải phóng dân tộc phải phát triển
thành cách mạng xã hội chủ nghĩa thì mới giành được thắng lợi hoàn toàn”, và nhất
là vì chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, nhân dân Việt Nam đã tiếp tục
cuộc trường chinh kháng chiến, để vừa bảo vệ thành quả của cuộc Cách mạng Tháng
Tám, vừa xây dựng và phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa. Từ
trong gian khó của những năm tháng sau khi kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp (1945-1954), miền Bắc đã bắt đầu công cuộc khôi phục, cải tạo
và xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội. Sau đó, để “xây dựng đất nước
ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” như Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu hằng mong ước,
khi miền Nam được giải phóng, Nam - Bắc sum họp một nhà, cả nước thống nhất đã
cùng chung sức, đồng lòng đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững
cahwcs Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Cho nên, không thể
xuyên tạc việc Việt Nam kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội được Chủ tịch
nước Võ Văn Thưởng khẳng định trong bài phát biểu là đã “nhắc lại một cách máy
móc, hình như không hề suy nghĩ xem, nói như vậy, đúng, sai chỗ nào”. Đồng thời,
cũng không thể từ những suy diễn thiển cận của một vài cá nhân, một nhóm người
cơ hội, nhân danh dân chủ và đấu tranh cho dân chủ mà quy kết rằng “thật ra,
trong việc tìm con đường, nhân dân Việt Nam chẳng lựa chọn gì cả”. Bởi rằng,
hãy nhìn tình hình đất nước “tối như đêm 30” trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam
ra đời (2/1930) và những đọa đày đau khổ mà nhân dân phải gánh chịu cũng như
tình cảnh đất nước “đắm chìm trong đêm trường nô lệ” trước khi Cách mạng Tháng
Tám năm 1945 thành công, thì ắt sẽ hiểu được rằng nhân dân Việt Nam có lựa chọn
đi theo Đảng Cộng sản Việt Nam với đường lối, chủ trương đúng đắn hay không?,
có lựa chọn con đường đấu tranh cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng để “tự giải
phóng mình” và thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
hay không?...
Thực tế, những câu hỏi
này đã được lịch sử cách mạng Việt Nam hiện đại chứng minh bằng hiện thực sinh
động 15 năm kiên trì đấu tranh giành độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam dưới
sự lãnh đạo của Đảng. Và cũng có thể thấy rằng, nếu không có thắng lợi của Cách
mạng Tháng Tám năm 1945 và sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
(nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) thì không thể có một cuộc đổi đời lịch
sử sâu sắc, đưa những “thần dân” Việt Nam, những “nô lệ” An Nam trở thành chủ
nhân một nước Việt Nam độc lập, tự do; đồng thời, đưa đất nước Việt Nam hòa vào
dòng chảy chung của cách mạng thế giới, ngày càng khẳng định được vị thế của
mình trong khu vực và cộng đồng quốc tế. Do đó, sự xuyên tạc và suy diễn thiển
cận của các phần tử cơ hội, phản động theo đuôi các thế lực thù địch về cái gọi
là “nhân dân Việt Nam không lựa chọn chủ nghĩa xã hội” mà là “do Hồ Chí Minh chọn”
và “do một nhóm lãnh đạo trong Đảng Cộng sản Việt Nam áp đặt”… không chỉ là một
sự cố chấp, xuyên tạc không khách quan con đường cách mạng Việt Nam được Đảng,
Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân Việt Nam lựa chọn đúng đắn (thực tế, “lịch sử
thế giới đang trải qua những bước quanh co; song, loài người cuối cùng nhất định
sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội vì đó là quy luật tiến hóa của lịch sử”), mà còn
là bẻ cong sự thật và bôi nhọ uy tín của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng.
Thực tế, trong bối cảnh
thế giới đầy biến động, với những xung đột vũ trang, với sự biến đổi khí hậu,
môi trường sinh thái, dịch bệnh, thiên tai… đang hằng ngày, hằng giờ đe dọa cuộc
sống bình yên của mỗi con người, mỗi dân tộc thì mỗi người dân Việt Nam yêu nước
chân chính được sống trong hòa bình, độc lập, tự do, dân chủ… đều tìm thấy từ
bài phát biểu của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếng lòng của mình; khát vọng của
mình về hòa bình, độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội và tinh thần, ý chí đấu
tranh cho độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội, chứ không phải “nhân dân Việt Nam
không lựa chọn gì” mà “nhân dân bị áp đặt phải xây dựng chủ nghĩa xã hội” như
xuyên tạc. Và trên thực tế, đúng như Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã khẳng định
trong bài phát biểu, rằng “tài sản vô giá, sức mạnh to lớn để nhân dân Việt Nam
vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, hy sinh chính là tinh thần yêu nước, sức mạnh
đại đoàn kết toàn dân tộc, ý chí kiên cường và lòng quả cảm, tinh thần quyết tâm,
tự lực, tự cường, khát vọng mãnh liệt vì độc lập, tự do, hòa bình, hạnh phúc.
Các giá trị cao đẹp ấy được hun đúc, bồi đắp, giữ gìn và phát huy qua lịch sử
hàng nghìn năm dựng nước, giữ nước của dân tộc Việt Nam”. Chính “tài sản vô
giá” đó đã là minh chứng bác bỏ mọi luận điệu xuyên tạc, bôi đen lịch sử dân tộc,
kích động và chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng
khi cho rằng người dân “miền Nam chỉ mong được quay trở lại trước năm 1975” và
“miền Bắc xâm chiếm miền Nam” thì việc “cả nước thống nhất cùng xây dựng chủ
nghĩa xã hội chỉ là do tuyên truyền” và “kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội là sai lầm” mà các thế lực thù địch đã tung lên mạng xã hội.
Thực tế, việc toàn Đảng,
toàn dân, toàn quân kiên định xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước theo con
đường xã hội chủ nghĩa kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập
khai sinh Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cho đến nay mới là sự thậ; và sự
thật này cho thấy không có các nhóm người được phân chia khác nhau trong số
nhân dân như xuyên tạc, mà ở Việt Nam chỉ có những người dân Việt Nam yêu nước
chân chính tin tưởng, đồng lòng đi theo, ủng hộ dưới sự lãnh đạo của Đảng và một
nhóm những người “nhân danh yêu nước, dân chủ” thường xuyên tạc, kích động, thậm
chí bôi đen sự thật để chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét