Việt Nam và Mỹ đã từng đối đầu trực tiếp đến bao vậy
cấm vận trong mấy thập kỷ, nhưng với tinh thần “Gác lại quá khứ, hướng tới
tương lai”, hai bên đã bình thường hóa quan hệ năm 1995. Kể từ khi bình thường
hóa quan hệ đến nay, Việt Nam đã đón 5 chuyến thăm cấp cao của 4 vị Tổng thống
Mỹ đến Việt Nam. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam cũng đã thực
hiện nhiều chuyến thăm Mỹ. Những chuyến thăm cấp cao này đã tăng cường sự hiểu
biết, tin cậy lẫn nhau và tạo ra nhiều dấu mốc quan trọng trong hợp tác chính
trị, kinh tế, thương mại, khoa học - công nghệ, giáo dục, y tế, môi trường, văn
hóa, du lịch và giao lưu nhân dân.
Đặc
biệt, quan hệ về kinh tế và thương mại giữa hai nước đã có những bứt phá rất
ngoạn mục cả số lượng lẫn chất lượng. Thời điểm năm 1995, thương mại song
phương của hai nước chi 451 triệu USD; đến năm 2022, con số này là 123 tỷ USD,
tăng hơn 240 lần và Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của
Việt Nam. Trong 8 tháng năm 2023, Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của
Việt Nam với kim ngạch ước đạt 63 tỷ USD… Vì vậy, chuyến thăm cấp nhà nước của
Tổng thống Mỹ Joe Biden đến Việt Nam vừa qua phản ánh và đáp ứng lợi ích chung
của hai nước, đồng thời cũng phù hợp với xu thế và lợi ích chung của cả khu
vực. Trên hết, đó là kết quả của tầm nhìn, quyết tâm, đóng góp của nhiều thế hệ
lãnh đạo, nhân dân hai nước vào việc tăng cường hiểu biết lẫn nhau, vượt qua
quá khứ, dần thu hẹp khác biệt, để tôn trọng thể chế chính trị, độc lập, chủ
quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau.
Bảo đảm lợi ích quốc gia - dân tộc là mục tiêu tối
thượng, hàng đầu, xuyên suốt đã được Đảng ta khẳng định trong các Văn kiện Đại
hội Đảng. Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng định: “Thực hiện nhất quán đường
lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa
dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại. Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia
-dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật
pháp quốc tế”[1]. Đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa
phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế của Việt Nam đã góp phần bảo đảm môi
trường hòa bình, ổn định, giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ
quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa. Quan hệ đối
ngoại của Việt Nam được mở rộng, ngày càng đi vào chiều sâu, ổn định; chủ
quyền, toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; đời sống nhân dân được nâng cao.
Đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với
193/200 quốc gia trên toàn thế giới, có quan hệ đối tác chiến lược và đối tác
toàn diện với 30 quốc gia. Trên bình diện đa phương, Việt Nam là thành viên
tích cực và có trách nhiệm của hơn 70 tổ chức, diễn đàn quốc tế quan trọng, như
Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á (ASEAN), Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Diễn
đàn Hợp tác Á – Âu (ASEM)… Trong thực hiện đường lối đối ngoại, Việt Nam luôn
tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, phát huy vai
trò thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, thực hiện tốt
các nghĩa vụ đã cam kết. Vai trò, vị thế, uy tín của Việt Nam ngày càng được
nâng cao trên trường quốc tế. Thực tế đó là minh chứng không thể phủ nhận về
đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa của Đảng và Nhà
nước Việt Nam trong một thế giới đầy biến động, cạnh tranh chiến lược phức tạp
hiện nay.
Như vậy, việc lợi dụng sự kiện nâng cấp mối quan hệ
Việt - Mỹ lên
Đối tác chiến lược toàn diện để xuyên tạc chính sách ngoại giao, đường lối đối
ngoại của Việt Nam, hạ thấp vị thế, uy tín nước ta trên trường quốc tế của
Nguyễn Gia Kiểng cần phải được nhận diện và đấu tranh bác bỏ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét