Qua 20 năm thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc không ngừng được củng cố, tăng cường và phát huy, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân.
Từng bước thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa các vùng, miền; quan tâm phát triển toàn diện khu vực miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng khó khăn, giữ vững ổn định chính trị, tăng cường đồng thuận xã hội, củng cố niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Từng bước hoàn thiện cơ chế phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, mở rộng dân chủ trực tiếp, nâng cao dân chủ đại diện.
Mặt trận Tổ
quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng tiếp tục đổi mới nội
dung, phương thức hoạt động; tổ chức vận động, tập hợp Nhân dân tham gia các
cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, khơi dậy tiềm năng, sức sáng tạo
của Nhân dân đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Công tác xây
dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị được đặc biệt coi trọng, có chuyển
biến tích cực, bảo đảm để Đảng thực sự là hạt nhân lãnh đạo khối đại đoàn kết
toàn dân tộc; hình thành cơ chế động viên Nhân dân tham gia và dựa vào Nhân dân
để xây dựng, chỉnh đốn Đảng, qua đó tăng cường niềm tin của Nhân dân đối với
Đảng, Nhà nước và chế độ.
Bên cạnh
những kết quả tích cực vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Việc cụ thể hóa và tổ
chức thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về
phát triển kinh tế - xã hội, về phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân
tộc ở một số lĩnh vực, địa bàn kết quả còn thấp. Đời sống của một bộ phận nhân
dân còn khó khăn; khoảng cách chênh lệch giữa các vùng, miền, khu vực còn lớn.
Quyền làm chủ của Nhân dân; vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị
- xã hội và các hội quần chúng có lúc, có nơi chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn...
Tuy còn
những hạn chế, bất cập, song có thể khẳng định, đại đoàn kết toàn dân tộc là
truyền thống quý báu, là đường lối chiến lược của Đảng, là nhân tố quyết định
mọi thắng lợi trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Chúng ta cần
tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết dân tộc, xây dựng đất nước ngày
càng giàu mạnh, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc; lấy lợi ích hợp pháp, chính
đáng, sự hài lòng của người dân là trung tâm của mọi chủ trương, chính sách;
bảo đảm sự công bằng, bình đẳng của mỗi người dân trong tiếp cận nguồn lực, cơ
hội phát triển, đóng góp và thụ hưởng thành quả của sự phát triển.
Đại đoàn kết
toàn dân tộc trên cơ sở phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, tôn trọng quyền con
người, quyền công dân, thực hiện quyền làm chủ của Nhân dân.
Đại đoàn kết
là sự nghiệp của toàn dân tộc; chăm lo bồi đắp, bảo vệ, gìn giữ khối đại đoàn
kết là trách nhiệm của hệ thống chính trị và của mỗi người dân. Trong đó, đoàn
kết trong Đảng là hạt nhân; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị
- xã hội làm nòng cốt để tập hợp, đoàn kết, phát huy mọi nguồn lực, tiềm năng,
sức sáng tạo của Nhân dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét