Sau Cách mạng tháng Mười, khi trở thành Đảng cầm quyền, các cơ
quan lãnh đạo quan trọng nhất của Đảng được thành lập, bao gồm: Bộ Chính trị,
Bộ Tổ chức, Ban Bí thư (tất cả các cơ quan này đều được thành lập sau Đại hội
VIII của Đảng Cộng sản Nga vào năm 1919). Trong "Dự thảo nghị quyết về
những nhiệm vụ trước mắt của công tác xây dựng Đảng", trình bày tại Hội
nghị IX toàn Nga của Đảng Cộng sản Nga, ngày 24-11-1920 có ghi: "thừa nhận
sự cần thiết phải thành lập Ban kiểm tra song song với Ban Chấp hành Trung
ương, thành phần ban này phải gồm những đồng chí có trình độ nhất định trong
lĩnh vực công tác đảng, có kinh nghiệm nhất, không thiên vị và có khả năng thực
hiện công tác kiểm tra hoàn toàn theo tinh thần của Đảng. Là một cơ quan do Đại
hội bầu ra, Ban kiểm tra phải được quyền thu nhận mọi đơn thư khiếu tố và xem
xét các đơn ấy, trao đổi ý kiến với Ban Chấp hành Trung ương, trong trường hợp
cần thiết, thì tổ chức những phiên họp chung, liên tịch với Ban chấp hành trung
ương hoặc chuyển vấn đề cho đại hội đảng giải quyết".
Ý kiến của V.I.Lênin đã được Hội nghị IX toàn Nga của Đảng Cộng
sản Nga thông qua và cơ quan - Ban Kiểm tra Trung ương đã được Đại hội bầu ra.
V.I.Lênin chuẩn bị viết: "Tôi đề nghị đại hội bào vào Ban kiểm tra trung
ương từ 75 đến 100 (tất cả các con số, đương nhiên đều áng chừng) ủy viên mới,
lựa chon trong công nhân và nông dân”.
Thực tế sau hơn một năm hoạt động, Ban Kiểm
tra do Đại hội bầu ra đã làm việc rất có hiệu quả. Tại Đại hội XI Đảng Cộng sản
Nga, tháng 3-1922, V.I.Lênin đã đánh giá: "Ban Kiểm tra Trung ương là một
cơ quan rất tốt, và bây giờ chúng ta sẽ giao cho nó nhiều quyền hành hơn".
V.I.Lênin cho rằng trong Đảng có ba cơ quan đảng, là những cơ quan bảo đảm đầy
đủ nhất trong việc chống lại những ảnh hưởng của địa phương và cá nhân, “tức
là: Bộ Tổ chức của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung
ương và Ban Kiểm tra Trung ương. Nên nói thêm rằng cơ quan thứ ba này, tức là
Ban Kiểm tra Trung ương, cơ quan chỉ chịu trách nhiệm trước đại hội đảng mà
thôi, phải được cấu tạo như thế nào để cho các uỷ viên của mình tuyệt đối khỏi
phải kiêm nhiệm thêm chức vụ của bất cứ bộ dân uỷ nào, cơ quan hành chính nào
và cơ quan nào của Chính quyền xô-viết". Đến tác phẩm "Chúng ta phải
cải tổ Bộ Dân uỷ Thanh tra công nông như thế nào?" viết tháng Giêng năm
1923, V.I.Lênin lại một lần nữa khẳng định: Ban Kiểm tra Trung ương có quyền
tham dự vào các kỳ Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương - Hội nghị tối
cao của Đảng. Người đề nghị trao quyền hạn cụ thể cho các Uỷ viên Ban Kiểm tra
Trung ương: “có nhiệm vụ tham dự, với một số lượng nhất định, vào mỗi phiên họp
của Bộ Chính trị, sẽ phải là một nhóm cố kết; nó, "không được vị nể cả
nhân", phải giữ gìn sao cho không được một uy quyền nào của Tổng Bí thư
hay một uỷ viên trong Ban Chấp hành Trung ương có thể ngăn cản mình chất vấn,
kiểm tra các hồ sơ, và nói chung, nắm được tình hình hết sức rõ ràng và xử lý
mọi việc hết sức đúng đắn”. Những uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương có nhiệm vụ
(dưới sự lãnh đạo của Đoàn Chủ tịch của họ), xem xét đều đặn tất cả những hồ sơ
và tài liệu và còn có quyền kiểm tra hoạt động hành chính của các cơ quan nhà
nước.
Để đạt được như vậy, về cách thức tổ chức, theo V.I.Lênin, Ban
Kiểm tra “là cơ quan do Đại hội bầu ra” và “chỉ chịu trách nhiệm trước Đại hội
Đảng mà thôi, phải được cấu tạo như thế nào để cho các uỷ viên của mình tuyệt
đối khỏi phải kiêm nhiệm thêm chức vụ của bất cứ Bộ dân uỷ nào, cơ quan hành
chính nào của Chính quyền xô-viết".
Tư tưởng này của V.I.Lênin là nhằm nâng tầm ảnh hưởng của cơ quan
kiểm tra vì nếu cơ quan kiểm tra do đại hội bầu ra và chỉ chịu trách nhiệm
trước đại hội sẽ làm cho hoạt động của cơ quan này độc lập, không bị chi phối
bởi nếu là cơ quan tham mưa giúp việc cho cấp ủy sẽ rất khó đảm báo tính khách
quan trong thực hiện nhiệm vụ.
Về nhiệm vụ và chế độ công tác, V.I.Lênin chỉ rõ: “Ban Kiểm tra
phải được quyền thu nhận mọi đơn thư khiếu tố và xem xét các đơn thư ấy, trao
đổi ý kiến với Ban Chấp hành Trung ương, trong trường hợp cần thiết thì tổ chức
những phiên họp chung, liên tịch với Ban Chấp hành Trung ương hoặc chuyển cho
Đại hội Đảng giải quyết”.
Đến năm 1923, một lần nữa V.I.Lênin lại yêu cầu: “Ban Kiểm tra có
quyền tham dự vào các kỳ hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương - hội nghị
tối cao của Đảng” và Người yêu cầu phải: “Biến Ban này thành cơ quan thật sự
đại diện cho lương tri của Đảng và giai cấp vô sản”.
Vào năm 1923, tức là sau 5 năm hoạt động của các cơ quan đảng và
bộ máy chính quyền Xô viết, V.I.Lênin đã phát hiện những hạn chế, bất cập,
chồng chéo của chúng. Việc cải tổ bộ máy nhà nước Xô viết và các cơ quan đảng
theo nguyên tắc "thà ít mà tốt" đã được V.I.Lênin chỉ ra. Ý tưởng hợp
nhất hai cơ quan: Bộ Dân uỷ thanh tra công nông với Ban Kiểm tra Trung ương đã
được hình thành. V.I.Lênin cho rằng, việc hợp nhất hai cơ quan đó sẽ có ích cho
cả hai. Một mặt, Bộ Dân uỷ thanh tra công nông sẽ vì thế mà có được một uy tín
rất cao; mặt khác, Ban Chấp hành Trung ương của Đảng cùng với Ban Kiểm tra
Trung ương sẽ hoàn toàn trở thành một hội nghị tối cao của Đảng. Rất tiếc, quan
điểm này của V.I.Lênin chưa được thực hiện trên thực tế vì Người đã qua đời.
Ngày 09 tháng 5 năm 2024
CXN - H2
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét