Pages - Menu

Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2016

Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN: Không thể tập trung và phát huy trí tuệ?

(giữ trọn lời thề) - Trên trang mạng “Việt Nam thời báo” có đăng bài viết “Nên làm gì để tiến lên chủ nghĩa xã hội” của Đào Đức Thông. Tác giả đã đưa ra luận điểm rằng: “Trong thực tế xã hội của ta hiện tại, việc tập trung trí tuệ là điều bất khả thi”. Vậy điều này thực hư ra sao? Xét thấy cần có sự nhìn nhận khách quan để tránh những cách nhìn phiến diện, dẫn tới tâm trạng bi quan không đáng có.

Trước hết, cần hiểu “tập trung trí tuệ” là quá trình huy động năng lực sáng tạo của mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội. Quá trình này đòi hỏi có cơ chế hợp lý và hiệu quả, là kết quả tổng hợp của nhiều biện pháp, cách thức và là trách nhiệm của cả cộng đồng. Tuy nhiên, sự tập trung này không phải và không thể là “tự phát”, theo kiểu mạnh ai nấy làm, mà cần có sự lãnh đạo, định hướng, có như vậy sự tập trung trí tuệ mới thực sự tập trung, thống nhất và có giá trị thiết thực cho dân, cho nước.


➽Hãy về quỳ dưới đất Mẹ, xin lỗi nhân dân, tu tâm dưỡng tính, Tổ quốc sẽ khoan hồng!➽Đáng thương cho Nguyên Thạch: Phận chó cắn càn!




Trong điều kiện kinh tế thị trường, việc tập trung trí tuệ có cái dễ và cái khó. Dễ là ở chính cơ chế tự do cá nhân, tạo điều kiện cho sự sáng tạo. Nhưng khó cũng ở chỗ đó, nói cách khác, nó chỉ tập trung cho từng chủ thể, không huy động trí tuệ tập thể mạnh nhất vì mục tiêu chung, dễ tạo ra nhiều hệ lụy, nhất là khoảng cách giàu nghèo.
Từ khi đổi mới, Đảng ta đã chủ trương thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, cơ chế này đã khắc phục được hạn chế trên. Thực tế ở Việt Nam những năm qua, nhất là từ sau tiến hành đổi mới, Đảng và nhà nước đã có chủ trương đúng đắn nhằm “tập trung trí tuệ”và hơn thế, là phát huy sức mạnh toàn dân tộc (chứ không chỉ là mỗi trí tuệ đâu nhé bác Đào Đức Thông). Cụ thể:
1. Đảng và Nhà nước ta chủ trương phát huy sức mạnh toàn dân tộc, khơi dậy và tập trung trí tuệ của toàn xã hội trong sự nghiệp xây dựng đất nước. Để xây dựng đất nước theo mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” đòi hỏi phải phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc. Nhận thức sâu sắc vấn đề này, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: Đảng tôn trọng tính tự chủ, ủng hộ mọi hoạt động tự nguyện, tích cực, sáng tạo và chân thành lắng nghe ý kiến đóp góp của Mặt trận và các đoàn thể. Đảng, Nhà nước có cơ chế, chính sách, tạo điều kiện để Mặt trận và các đoàn thể nhân dân hoạt động có hiệu quả, thực hiện vai trò giám sát và phản biện xã hội. Thực hiện chủ trương này của Đảng, ngày 12/12/2013, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã ra Quyết định số 217-QĐ/TW về Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị – xã hội, khẳng định hơn nữa quyền, trách nhiệm và các quy định cụ thể trong thực hiện cơ chế giám sát phản biện của mặt trận và các đoàn thể.
Chủ trương tạo điều kiện để Mặt trận và các đoàn thể nhân dân hoạt động có hiệu quả, thực hiện vai trò giám sát và phản biện xã hội tiếp tục được Đại hội lần thứ XII của Đảng khẳng định: Phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực, mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;  Mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước phải xuất phát từ nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, được nhân dân tham gia ý kiến… Bảo đảm để nhân dân tham gia ở tất cả các khâu của quá trình đưa ra những quyết định liên quan lợi ích, cuộc sống của nhân dân, từ nêu sáng kiến, tham gia thảo luận, tranh luận đến giám sát quá trình thực hiện.
2. Đảng, Nhà nước luôn luôn lắng nghe ý kiến tham gia của nhân dân, ý kiến phản biện xã hội. Chủ trương phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tập trung trí tuệ của toàn xã hội trong sự nghiệp xây dựng đất nước đã được triển khai thực hiện nghiêm túc oử các cấp, các ngành. Các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước được xây dựng trên cơ sở tham khảo lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân và được đông đảo nhân dân đồng tình ủng hộ như: Dự thảo Hiến pháp năm 2013, Dự thảo Luật đất đai 2013, Dự thảo Văn kiện đại hội Đảng lần thứ XII và nhiều văn kiện, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật khác của Nhà nước đã được đông đảo nhân dân tham gia đóng góp ý kiến.
Đảng và Nhà nước ta đã ban hành và thực hiện thống nhất các quy định đối với cơ quan Đảng, chính quyền các cấp định kỳ hằng tháng tiếp dân, lắng nghe ý kiến và giải đáp những vấn đề vướng mắc của nhân dân. Đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân các cấp tiếp xúc cử tri, giải đáp ý kiến thắc mắc của cử tri. Các bộ, ngành, cơ quan chức năng,… lập đường dây nóng để kịp thời nghe ý kiến phản ánh và giải đáp những thắc mắc của nhân dân. Trên Đài truyền hình quốc gia lập chuyên mục “Dân hỏi Bộ trưởng trả lời”. Nhiều cơ quan nhà nước lập hộp thư góp ý tại công sở để tạo điều kiện cho nhân dân phản ảnh ý kiến, tâm tư, nguyện vọng. Trong thời gian qua, thông qua phản biện xã hội một số dự án lớn, như: Dự án xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận và một số dự án khác đã được dừng triển khai vì không được sự đồng thuận của nhân dân và các dự án này không có tính khả thi…
3. Đảng, Nhà nước không tiếp thu những quan điểm, ý kiến đi ngược lại lợi ích của quốc gi dân tộc, nguyện vọng của đại đa số nhân dân không có nghĩa là vi phạm quyền được nói, được nghe. Trong thời gian qua, lợi dụng chủ trương lấy ý kiến nhân dân góp y vào dự thảo nghị quyết, văn bản pháp luật, chính sách của Đảng, Nhà nước ta, một số phần tử đã đưa ra những quan điểm sai trái, thù địch, như: Đòi từ bỏ con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, đòi bỏ điều 4 Hiến pháp 2013 hiến định sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội; đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập; đòi tư nhân hóa đất đai; “phi chính trị hóa” quân đội,… Những ý kiến này đi ngược lại lợi ích quốc gia – dân tộc, nguyện vọng của nhân dân Việt Nam nên không được tiếp thu là hoàn toàn đúng đắn.
Mặt khác, thực tiễn Việt Nam ngày càng chứng minh, sức mạnh tập thể của nhân dân ta, từ nhân lực, tài lực, vật lực, trí lực…đã và đang được phát huy hiệu quả, mọi tiềm năng dù góc độ cá nhân hay tập thể, đều đã dần “thức giấc” nhờ những cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước. Thế nên, không phải vì thế lại cố tình xuyên tạc, cho rằng: trong xã hội ta việc tập trung trí tuệ là điều bất khả thi; quyền được nói và nghe chưa được Đảng, Nhà nước tôn trọng.
Như vậy, luận điểm của Đào Đức Thông là không đúng thực tế, được đưa ra với ý đồ xấu nhằm phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, kích động chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Trà Lân


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét