Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vị trí, vai trò quan trọng của thanh niên - lực lượng kế cận của Đảng đối với sự nghiệp của Đảng, tương lai, vận mệnh của dân tộc, tiền đồ của Tổ quốc. Trong thư gửi thanh niên và nhi đồng toàn quốc nhân dịp Tết sắp đến (tháng 1 năm 1946), Người viết: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”. Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Người luôn dành tình cảm đặc biệt cho thanh niên, quan tâm bồi dưỡng, giáo dục, rèn luyện thế hệ cách mạng cho đời sau.
Từ
rất sớm,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận thức được vị
trí vai trò to lớn của thanh niên,
Người nhận thấy thanh niên có vai trò quyết định tới sự phát triển
của cách mạng, của dân tộc, vì vậy, những
năm 20 của thế kỷ 20,
sau khi đã tiếp thu được lý luận Mác Lênin, Người đã truyền bá vào trong nước
và trực tiếp xây dựng lực lượng cách mạng thông
qua việc giác ngộ thanh niên. Người
đã mở các lớp huấn luyện tại Quảng Châu Trung Quốc từ năm 1925 đến năm 1927 cho
các thanh niên yêu nước Việt Nam sang. Người tập hợp thanh niên yêu nước trong tổ chức “Hội Việt Nam
cách mạng thanh niên”, đào tạo ra
những cán bộ trẻ làm nòng cốt cho cách mạng Việt Nam sau này.
Cách mạng Tháng Tám thành công đã mở ra một thời kỳ mới
trong lịch sử dân tộc. Trên cơ sở đánh giá đúng đắn và tin tưởng vào thế hệ trẻ
trong giai đoạn cách mạng mới, Hồ Chí Minh nói: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân.
Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội... Các cháu phải
xung phong thực hành đời sống mới ... để trở nên công dân mới, xứng đáng với
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà”.
Giữa những ngày đầu tiên của cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp xâm lược trong thư gửi các chiến sĩ cảm tử quân thủ
đô Hồ Chí Minh viết: ‘Các
em cảm tử để cho tổ quốc quyết sinh các em là đại biểu cái tinh thần tự tôn tự
lập của dân tộc ta mấy nghìn năm để lại cái tinh thần quật Cường đó đã kinh qua
Hai Bà Trưng Lý Thường Kiệt Trần Hưng Đạo Lê Lợi Quang Trung Phan Đình Phùng
Hoàng Hoa Thám truyền lại cho các em nay các em gan góc tiếp tục cái tinh thần
bất diệt đó để truyền lại cho nói giống Việt Nam muôn đời về sau’’.
Khi đế quốc Mỹ xâm lược nước ta và điên cuồng mở rộng
chiến tranh trên phạm vi cả nước, Hồ Chí Minh lại càng khẳng định vai trò rất
quan trọng và rất cần thiết của thế hệ trẻ, quan tâm hơn hết đối với sự nghiệp
đào tạo, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau. Đối với sự nghiệp xây dựng chủ
nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh cho rằng thế hệ trẻ Việt Nam là lực lượng xung kích,
quyết định sự phát triển trên mặt trận kinh tế, văn hoá xã hội và bảo vệ Tổ
quốc. Người nói: “Thanh niên là người xung phong trong công cuộc phát triển
kinh tế và văn hoá, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội”.
Trên thực tế, thanh niên luôn là lực
lượng xung kích.
Họ sẵn sàng chịu đựng mọi gian khổ hi sinh
đảm nhận những nhiệm vụ nặng nề khó khăn nhất trong chiến đấu cũng như trong
xây dựng phát triển kinh tế. Người
nhận xét: ‘thanh
niên là những đội quân xung kích trên các mặt trận
là đại biểu cái tinh thần tự tôn tự lập của dân tộc ta mấy nghìn năm để lại là
chủ lực quân là lực lượng cơ bản trong bộ đội công an và dân quân tự vệ, đang hăng hái giữ gìn trật tự trị an bảo vệ tổ quốc. Trong mọi công việc, thanh niên là lực lượng có khả năng thực
hiện khẩu hiệu ‘
Đâu cần thanh niên có,
việc gì khó có thanh niên’’. Thanh
niên còn là cánh tay đắc lực là đội dự bị tin cậy của Đảng luôn luôn đi đầu
trong việc thực hiện đường lối do Đảng đề ra và là nguồn lực bổ sung cho đội
ngũ của Đảng những người trẻ khỏe ngày càng đông ngày càng mạnh. Vì trong mọi công việc thanh niên luôn
hăng hái xung phong và Họ xứng đáng là là cánh tay đắc lực của Đảng.
Như vậy, trong mỗi giai đoạn lịch sử, ở bất cứ nhiệm vụ
nào của cách mạng, Hồ Chí Minh cũng rất quan tâm chăm lo giáo dục bồi dưỡng thế
hệ cách mạng cho đời sau. Nhờ đó đã góp phần làm cho thế hệ trẻ Việt Nam khẳng
định vai trò quyết định đến sự phát triển trong hiện tại, cũng như trong tương
lai của dân tộc. Quán triệt tư tưởng đó của Người, Đảng ta trong suốt quá trình
lãnh đạo cách mạng đã luôn quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ. Đặc
biệt, trong giai đoạn cách mạng hiện nay, chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng
cho đời sau là vấn đề quan trọng, có ý nghĩa chiến lược nhằm đáp ứng yêu cầu
của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Suốt chặng đường xây dựng, chiến đấu và trưởng thành,
quân đội luôn là “trường học” lớn cho các thế hệ thanh niên rèn luyện, học tập
trở thành “Bộ đội Cụ Hồ”. Những thế hệ thanh niên ấy đã góp phần to lớn vào sự
nghiệp đấu tranh vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Nhiều người trong số
họ đã hy sinh anh dũng vì hạnh phúc của nhân dân, nhiều người được vinh dự đứng
trong hàng ngũ của Đảng, nêu tấm gương sáng để lớp trẻ ngày nay noi theo. Những
thành công đã cho thấy quân đội ta, ngay từ khi ra đời, đã luôn luôn chăm lo
bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau.
Ngày nay, nhiệm vụ của quân đội có sự phát triển mới. Cùng
với tuổi trẻ cả nước, vai trò xung kích của thanh niên quân đội càng được phát huy. Các phong trào:
“Thanh niên quân đội thi đua rèn đức, luyện tài, xung kích, sáng tạo, xứng
danh Bộ đội Cụ Hồ”, “Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác, xứng danh
Bộ đội Cụ Hồ”,… “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh
Bộ đội Cụ Hồ” ...ngày
càng phát triển mạnh mẽ, động viên tuổi trẻ Quân đội hăng hái học tập, rèn
luyện, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm
vụ
Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh về chăm lo bồi dưỡng
thế hệ cách mạng cho đời sau, trước hết là cách sống, học phong cách của Hồ Chí
Minh, là hiểu được tâm huyết, tình cảm và kỳ vọng của Người vào thế hệ trẻ. Tư
tưởng của Người là tiếng kèn thúc giục, là động lực, hành trang, là sức mạnh to
lớn để tuổi trẻ Việt Nam sống chiến đấu, lao động học tập theo gương Bác Hồ vĩ
đại, đem hết sức lực và tài năng trẻ, quyết tâm xây dựng đất nước ta "to
lớn hơn", "đàng hoàn hơn" xứng đáng sánh vai cùng bạn
bè năm châu như Bác Hồ hằng mong ước.
Mai Duyên – H1
0 nhận xét:
Đăng nhận xét