CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI BLOG GIỮ TRỌN LỜI THỀ

Thứ Năm, 4 tháng 3, 2021

ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI; GIỮ VỮNG ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC, NÂNG CAO ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT, TINH THẦN CHO NHÂN DÂN - GIẢI PHÁP QUAN TRỌNG TRONG PHÒNG, CHỐNG “TỰ DIỄN BIẾN”, “TỰ CHUYỂN HÓA” Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

 


Chiến lược “diễn biến hòa bình” là một cuộc tiến công phản cách mạng toàn diện, rất thâm độc và xảo quyệt. Đó là sự can thiệp vừa tinh vi, vừa thâm hiểm, trắng trợn, ngạo mạn của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch vào các nước xã hội chủ nghĩa. Nó được thực hiện bằng nhiều thủ đoạn, trên các lĩnh vực khác nhau. Trong chiến lược đó, chủ nghĩa đế quốc luôn xác định Việt Nam là một trọng điểm trong chiến lược chống các nước xã hội chủ nghĩa.

Bằng các biện pháp phi vũ trang, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nhằm chuyển hóa chế độ chính trị - xã hội ta theo quỹ đạo tư bản chủ nghĩa các thế lực thù địch đã sử dụng tổng hợp các phương thức, thủ đoạn hoạt động, phá hoại thâm độc, tinh vi với  tính chất, phạm vi và  mức độ khác nhau trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong đó, kinh tế là một mặt trận nóng bỏng với mục tiêu tự do hóa về kinh tế, chuyển hóa nền kinh tế thị trường định hướng xã hội ở nước ta sang nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Bằng mọi thủ đoạn và biện pháp, chúng thúc đẩy kinh tế tư nhân và các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa khác để lấn át và tiến tới vô hiệu hóa vai trò của kinh tế nhà nước, làm cho kinh tế nhà nước mất vai trò chủ đạo, không còn là “lực lượng vật chất quan trọng và công cụ để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế”. Một khi nền kinh tế của chúng ta bị chệch hướng xã hội chủ nghĩa, đi theo quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản, không giữ được ổn định chính trị - xã hội trước những biến động của thời cuộc, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân khó khăn, thiếu thốn... đó là nguồn gốc, căn nguyên làm mất lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ, nảy sinh những biểu hiện của  “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong xã hội. Vì vậy, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững định hướng phát triển đất nước theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân chính là tạo ra nền tảng kinh tế, chính trị - xã hội vững chắc cho phòng, chống  “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ở nước ta hiện nay. Để thực hiện được nhiệm vụ này cần thực hiện tốt một số biện pháp cụ thể sau:

Một là, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội

Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội sẽ tạo ra động lực phát triển đất nước trên các lĩnh vực của đời sống xã sống xã hội, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, giữ vững ổn định chính trị của đất nước. Hiện nay, để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cần thực hiện tốt một số nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, hoàn thiện thể chế, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Xây dựng nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, vận hành đồng bộ, hiệu quả theo quy luật kinh tế thị trường, cạnh tranh bình đẳng, minh bạch. Đồng thời, Nhà nước sử dụng các thể chế, các nguồn lực, công cụ điều tiết chính sách phân phối và phân phối lại để phát triển văn hóa, thực hiện dân chủ, tiến bộ và công bằng xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, từng bước nâng cao phúc lợi xã hội, chăm lo cải thiện đời sống mọi mặt của nhân dân, thu hẹp khoảng cách giàu, nghèo.

Thứ hai, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững, trên cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô, không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Phát triển hài hòa giữa chiều rộng và chiều sâu, chú trọng phát triển chiều sâu, kinh tế tri thức, kinh tế xanh. Phát triển kinh tế phải gắn với phát triển văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường.

Thứ ba, nâng cao năng lực quản lý, định hướng phát triển của Nhà nước, tạo dựng thể chế, cơ chế, chính sách và môi trường, điều kiện ngày càng minh bạch, an toàn, thuận lợi cho kinh doanh bình đẳng trong kinh kinh tế thị trường. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong hoàn thiện và thực thi pháp luật, cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Xây dựng nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, năng động, lấy phục vụ nhân dân và lợi ích quốc gia là mục tiêu cao nhất.

Thứ tư, phát huy cao nhất các nguồn lực trong nước, đồng thời chủ động hội nhập quốc tế, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài để phát triển nhanh và bền vững. Tạo mọi điều kiện để phát triển mạnh doanh nghiệp Việt Nam, nhất là doanh nghiệp tư nhân, làm động lực nâng cao sức cạnh tranh và tính tự chủ của nền kinh tế.

Hai là, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế

Chệch hướng xã hội chủ nghĩa là một nguy cơ lớn của sự nghiệp cách mạng Việt Nam, có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó, nguyên nhân chủ quan thuộc về Đảng và Nhà nước là chủ yếu. Chỉ cần một sai lầm nhỏ trong chiến lược phát triển đất nước, quan điểm, chủ trương, đường lối phát triển đất nước, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, đối ngoại, trong  xây dựng Đảng, Nhà nước... sẽ dẫn đến những hậu quả không thể lường trước được đối với sự nghiệp cách mạng, trong đó chệch hướng xã hội chủ nghĩa là nguy cơ hiện hữu, nhất là trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, trong điều kiện thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó chính là sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” cảu cán bộ đảng viên và quần chúng nhân dân trong xã hội cần có biện pháp phòng, chống.

Vì vậy, Đảng phải giữ vững vai trò lãnh đạo sự nghiệp cách mạng Việt Nam theo đúng mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội mà Đảng đã xác định, không dao động mục tiêu, con đường xã hội chủ nghĩa cho dù tình hình thế giới, khu vực có sự thay đổi, diễn biến hết sức phức tạp. Đảng phải nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, có bản lĩnh vững vàng trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, không để lệ thuộc vào nước ngoài, trước hết là lệ thuộc về kinh tế, tạo điều kiện để không lệ thuộc về chính trị. Toàn bộ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước phải đảm bảo cho việc giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, loại bỏ mọi yếu tố có thể dẫn tới chệch hướng xã hội chủ nghĩa, kịp thời xử lý những vấn đề nảy sinh làm chệch hướng xã hội chủ nghĩa trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Ba là, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân

Những năm qua, công cuộc đổi mới đã đạt được những thành tựu quan trọng, có ý nghĩa lịch sử, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân và các lực lượng vũ trang, giữ vững ổn định về chính trị của đất nước. Đặc biệt, những tháng cuối năm 2019 đến đầu năm 2021 khi dịch  bệnh Covid-19 xảy ra trên toàn thế giới đã làm cho nền kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng nhưng nên kinh tế nước ta vẫn tăng trưởng dương. Tuy nhiên, so với nhu cầu của nhân dân, của các lực lượng vũ trang và sự phát triển của xã hội thì vẫn còn những khoảng cách khá xa, đặc biệt tình trạng phân hóa giàu nghèo giữa đô thị và nông thôn, giữa các vùng miền, các giai cấp và các tầng lớp xã hội càng làm cho đời sống của một bộ phận không nhỏ dân cư càng trở nên khó khăn hơn, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa. Chính những khó khăn, thiếu thốn đó đã làm nảy sinh các tiêu cực và tệ nạn xã hội, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa, từ đó dẫn đến “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Vì vậy, Đảng, Nhà nước quan tâm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân sẽ góp phần trực tiếp phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ở nước ta hiện nay.

                                                                             N.T.K.T - H2

 

 

 

 

 

0 nhận xét: