Tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ
chức cơ bản của Đảng Cộng sản, có vai trò đặc biệt quan trọng trong xây dựng và
hoạt động của các Đảng Cộng sản. Vì vậy, ngay từ khi nguyên tắc này được
V.I.Lênin khẳng định và được vận dụng trong xây dựng và hoạt động của các Đảng
Cộng sản đến nay, nó luôn là vấn đề trung tâm của cuộc đấu tranh giữa trào lưu
mácxít, cách mạng triệt để với trào lưu cơ hội, cải lương, xét lại. Sự phân hóa
phong trào cộng sản và công nhân quốc tế trên lĩnh vực tổ chức thành các Đảng
Cộng sản và các đảng xã hội dân chủ là do việc thừa nhận hay không thừa nhận
nguyên tắc tập trung dân chủ. Cuộc đấu tranh của V.I.Lênin và những người
mácxít chân chính chống lại những trào lưu cơ hội, xét lại về vấn đề tổ chức,
nhất là về nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng Công nhân xã hội - dân chủ
Nga đã dẫn đến sự phân hóa Đảng này thành phái Bônsêvích và phái Mensêvích.
Nguyên tắc tập trung dân chủ đã trở thành tiêu chuẩn quyết định về mặt tổ chức
để phân biệt chính đảng cách mạng của giai cấp công nhân với các đảng phái
khác. Chính vì vậy, từ xưa đến nay nguyên tắc tập trung dân chủ luôn là mục
tiêu công kích, xuyên tạc của các thế lực thù địch, các trào lưu cơ hội, xét
lại, phi mácxít.
Các thế lực thù địch, phản động
luôn tìm đủ mọi cách để xuyên tạc bản chất, làm biến dạng mối quan hệ biện
chứng giữa các thành tố trong nguyên tắc tập trung dân chủ. Họ biện minh rằng,
nguyên tắc tập trung dân chủ không phải là sự thống nhất, tác động biện chứng
giữa hai thành tố tập trung và dân chủ, mà ngược lại, đó là hai mặt đối lập.
Tập trung luôn có xu hướng triệt tiêu dân chủ và dân chủ luôn có xu hướng phá
vỡ tập trung. Thực ra là họ lấy hiện tượng tập trung quan liêu, chuyên quyền,
độc đoán đối lập với thành tố dân chủ có sự bảo đảm của tập trung, dân chủ có
tổ chức, có lãnh đạo và lấy hiện tượng dân chủ vô chính phủ, tự do vô kỷ luật
đối lập với thành tố tập trung trên cơ sở dân chủ của nguyên tắc tập trung dân
chủ. Đây là sự lẫn lộn giữa các thành tố hợp thành nguyên tắc tập trung dân chủ
với những hiện tượng vi phạm nguyên tắc đó để tạo ra sự mâu thuẫn giữa tập
trung với dân chủ. Sự lẫn lộn đó là có chủ ý. Thậm chí họ còn dồn tập trung dân
chủ với tập trung quan liêu, dân chủ vô chính phủ, coi đó là hậu quả tất yếu
của thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ. Với dụng ý tạo ra sự mâu thuẫn họ
lập luận rằng: Càng tăng cường tập trung thì càng thủ tiêu dân chủ; càng mở
rộng dân chủ thì càng mất tập trung; tập trung trong Đảng càng phát triển thì
càng vi phạm dân chủ; muốn mở rộng, phát triển dân chủ thì phải từ bỏ tập
trung. Mặt khác, với sự lẫn lộn trắng - đen, đúng - sai như vậy, các thế lực
thù địch, phản động cho rằng nguyên tắc tập trung dân chủ đã làm cho Đảng Cộng
sản trở thành quan liêu, độc tài, vi phạm dân chủ, vi phạm nhân quyền. Muốn
khắc phục căn bệnh đó thì Đảng Cộng sản phải từ bỏ nguyên tắc tập trung dân
chủ, thực hiện dân chủ không giới hạn.
Để đấu tranh với những quan điểm
sai trái trên, cần nhận thức rằng, thực chất nguyên tắc tập trung dân chủ là sự
liên hệ thống nhất, tác động biện chứng giữa hai thành tố tập trung và dân chủ.
Tập trung và dân chủ là hai thành tố hợp thành một nguyên tắc hoàn chỉnh, chứ
không phải là sự gán ghép của nguyên tắc tập trung với nguyên tắc dân chủ. Cần
phân biệt rõ sự khác nhau căn bản này.
Bản chất và mối liên hệ biện chứng
giữa các thành tố trong nguyên tắc tập trung dân chủ có thể khái quát là: Tập
trung phải trên cơ sở dân chủ; củng cố, tăng cường tập trung phải trên cơ sở mở
rộng và phát triển dân chủ; dân chủ phải có sự bảo đảm của tập trung, có tổ
chức, có lãnh đạo; mở rộng và phát triển dân chủ phải đồng thời giữ vững và
tăng cường tập trung. Trên cơ sở sự thống nhất và tác động biện chứng đó, dân chủ
trong Đảng càng phát triển thì tập trung trong Đảng càng được củng cố vững
chắc. Tập trung trong Đảng càng được giữ vững và tăng cường thì sự bảo đảm và
thúc đẩy sự phát triển dân chủ càng lớn, hiệu lực của dân chủ càng được nâng
cao. Tăng cường tập trung với mở rộng, phát triển dân chủ được thực hiện đồng
thời, luôn trong mối liên hệ biện chứng, thống nhất, hai thành tố đó tuyệt
nhiên không đối lập, mâu thuẫn, loại trừ nhau.
Trong điều kiện Đảng cầm quyền,
lãnh đạo công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,
phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở rộng quan hệ, hội
nhập quốc tế càng đòi hỏi phải tăng cường đổi mới, chỉnh đốn Đảng, tuân thủ
nghiêm ngặt nguyên tắc tập trung dân chủ, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức
chiến đấu của Đảng. Vấn đề cơ bản, thường xuyên và có tính cấp thiết là phải
nhận thức và thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, cụ thể hóa và thiết
lập cơ chế vận hành của nguyên tắc tập trung dân chủ cho phù hợp với đặc điểm,
nhiệm vụ của Đảng trong giai đoạn mới và thường xuyên cảnh giác, kiên quyết đấu
tranh chống mọi âm mưu, thủ đoạn xuyên tạc, phá hoại của kẻ thù, khắc phục
những hiện tượng sai trái, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ. Kiên trì và
thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ là vấn đề đặc biệt quan
trọng, có ý nghĩa sống còn đối với Đảng ta.
ĐXT-H3
tiêu diệt phản động, tiêu diệt luận điệu xuyên tạc1
Trả lờiXóa