Tự do ngôn luận là một trong những quyền cơ bản của con người cần được tôn trọng và bảo đảm. Tuy nhiên ở bất kỳ quốc gia nào, tự do ngôn luận cũng phải nằm trong khuôn khổ pháp luật nhằm tránh hiện tượng bị lợi dụng, gây phương hại đến quyền, lợi ích của cá nhân khác, đến đạo đức xã hội, trật tự công cộng và an ninh quốc gia. Với sự phát triển của công nghệ thông tin, internet và mạng xã hội đã trở thành công cụ thể hiện quyền tự do ngôn luận của đông đảo người dân, điều này đặt ra nhiều vấn đề về xã hội và pháp lý, trong đó có việc quản lý thông tin trên không gian mạng hiện nay.
Quyền tự do
ngôn luận là một trong những quyền cơ bản của con người được ghi nhận trong
Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền năm 1948 và Công ước quốc tế về các quyền dân sự
và chính trị năm 1966. Điều 19, Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền (UDHR) năm 1948
nêu rõ: “Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ ý kiến; kể cả tự do bảo
lưu quan điểm mà không bị can thiệp; cũng như tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền
bá các ý tưởng và thông tin bằng bất kỳ phương tiện truyền thông nào và không
có giới hạn về biên giới”. Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị
(ICCPR) năm 1966 cũng quy định: “Mọi người có quyền tự do ngôn luận. Quyền này
bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt thông tin, ý kiến, không phân
biệt lĩnh vực, hình thức tuyên truyền bằng miệng, bằng bản viết, in, hoặc dưới
hình thức nghệ thuật, thông qua bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào tùy
theo sự lựa chọn của họ”. Có thể nói, tự do ngôn luận là cơ sở quan trọng để thực
hiện đầy đủ các quyền con người khác và gắn liền với quyền tự do biểu đạt, tự
do hội họp, lập hội, tự do tư tưởng, tín ngưỡng, tôn giáo, cũng như quyền tham
gia quản lý các công việc của nhà nước và xã hội.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin trong thời đại ngày nay, hình thức thể hiện của tự do ngôn luận đã có sự biến đổi lớn. Internet và mạng xã hội trở thành công cụ phổ biến để mọi cá nhân, tổ chức bày tỏ quan điểm, tư tưởng, truyền bá thông tin, thể hiện quyền tự do ngôn luận. Sức lan tỏa và ảnh hưởng của nó đôi khi còn mạnh mẽ và nhanh chóng hơn cả báo chí truyền thống và các hình thức biểu đạt khác. Thực tế này đã đặt ra nhiều vấn đề về xã hội và pháp lý, trong đó có việc quản lý thông tin trên không gian mạng.
Tự do ngôn luận
là quyền con người cơ bản, nhưng luôn phải có giới hạn trong khuôn khổ của pháp
luật. Điều 19 Công ước về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 khẳng định:
“Việc thực hiện quyền tự do ngôn luận có thể phải chịu một số hạn chế nhất định
và những hạn chế này cần được quy định bởi pháp luật, nhằm: a) Tôn trọng các
quyền hoặc uy tín của người khác; b) Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công
cộng, sức khỏe hoặc đạo đức của xã hội.
Tránh như thời
gian gần đây một số kẻ xấu lợi dụng vào quyền tự do ngôn luận để xuyên tạc sai
sự thật chống phá Đảng, chống phá Nhà nước. Nguy hiểm hơn là số ít các công dân
nắm pháp luật không chắc, dựa vào mạng xã hội để tung tin sai sự thật câu like,
câu view và đã bị công an gọi lên làm việc, nhắc nhở, sử phạt theo quy định…
Chúng ta hãy là
những công dân tốt sử dụng quyền “tự do ngôn luận” của mình một cách đúng pháp
luật, xây dựng đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngày một tươi đẹp và giàu mạnh.
Đấu tranh chống mọi thông tin xấu động sai sự thật, bảo vệ tốt nền tảng tư tưởng
của Đảng./.
HNP-BC
0 nhận xét:
Đăng nhận xét