Quan
điểm sai trái, thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận, văn hóa là những biểu
hiện ý thức của một cá nhân hoặc nhóm người sử dụng các hình thức: phát ngôn,
viết tin, bài; đăng tải, tán phát tài liệu thuộc lĩnh vực tư tưởng, lý luận,
văn hóa nhằm phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; chống đối,
phủ nhận chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của
Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, gây hại cho cách mạng.
Khi
viết bài, xử lý các quan điểm sai trái, thù địch cần lưu ý:
Thứ
nhất, Phân biệt cho rõ quan điểm “sai
trái” với quan điểm “thù địch”. Điểm giống nhau của hai thuật ngữ này là: Đều
thể hiện nhận thức và thái độ chính trị trái với quan điểm chính thống, phản
ánh sai lệch, bóp méo sự thật, làm cho thật - giả, phải - trái, đúng - sai lẫn
lộn. Tuy nhiên, quan điểm “sai trái” có thể là kết quả của nhận thức chưa đầy đủ,
chưa chính xác do nguyên nhân chủ quan và khách quan nào đó; chẳng hạn: năng lực
nhận thức hạn chế, ít hiểu biết, thiếu thông tin, bị lôi kéo, kích động, bị mua
chuộc, dụ dỗ, v.v. và không có ý thức chống đối chế độ chính trị.
Thứ
hai, Trong khi đó, quan điểm “thù địch” thể hiện rõ sự chống đối, phản động; đầu
tiên nó là quan điểm “sai trái”; sau đó thể hiện rõ chủ đích xuyên tạc, phủ nhận,
vu khống, bôi đen sự thật nhằm chống đối Đảng, Nhà nước và chế độ chính trị
thông qua mọi hình thức: từ phát ngôn, viết bài xuyên tạc sự thật đến việc tung
tin xấu độc trên mạng xã hội; thạm chí, tham gia các tổ chức phản động, chống đối.
Những đối tượng này phải kiên quyết vạch mặt, đấu tranh ngăn chặn.
Quân nhân phải thường xuyên đấu tranh chống luận điệu xuyên tạc, sai trái và thù địch
Bên
cạnh đó, cần phân biệt quan điểm “sai trái”, “thù địch” với quan điểm “khác”, tức
là quan điểm “mập mờ”, “nước đôi”, làm cho người ta hiểu thế nào cũng được, rất
nguy hại vì trong thực tế, có một số quan điểm “khác” nhưng chưa hẳn đã “sai”,
“phản động”. Thực tế chỉ ra rằng, nhận thức về chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước của một bộ phận cán bộ, đảng viên và người
dân không tránh khỏi những ý kiến khác với quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà
nước. Đây là điều hết sức bình thường vì không có chân lý tuyệt đối, nhận thức
chân lý là một quá trình. Vì vậy, cần phân biệt cho rõ ràng ý kiến “khác” với
quan điểm “sai trái”, “thù địch”; phải chịu khó lắng nghe các ý kiến “khác”,
không vội quy chụp ý kiến “khác” là quan điểm “sai trái”, “thù địch”. Muốn vậy,
chúng ta phải xem xét kỹ động cơ, mục đích; nội dung, phương thức, cách thức thể
hiện và nhân thân của người có ý kiến “khác” và thận trọng khi đánh giá.
Sự
phân biệt này là rất cần thiết đối với việc xác định bản chất của hành vi, tác
hại cua nó để từ đó áp dụng các hình thức, mức độ đấu tranh ngăn chặn và xử lý
cho phù hợp với từng vụ việc, từng đối tượng. Đối với quan điểm “sai trái”,
“thì địch”, chúng ta phải kiên quyết, kiên trì đấu tranh, phê phán “thẳng thừng”,
mạnh mẽ, quyết liệt; không được mơ hồ, không được thỏa hiệp, nhân nhượng, lùi
bước. Đối với quan điểm “khác”, phải có biện pháp làm cho rõ đúng - sai thông
qua đối thoại, thuyết phục, giáo dục trên tinh thần dân chủ, cầu thị; có thể ghi
nhận “điểm hợp lý” của ý kiến đó trong xây dựng, hoàn thiện quan điểm, chính
sách của Đảng, của Quân đội nếu ý kiến đó có luận cứ khoa học, thành tâm. Làm
như vậy, chúng ta đạt kết quả kép: vừa có ý nghĩa phân hóa đối tượng, vừa cho đối
tượng thấy rõ tính nhân văn, công bằng trong giáo dục, thuyết phục và đấu
tranh. Nhờ đó, hạn chế được điều đáng tiếc xảy ra, những bất lợi có thể xảy ra
cho Đảng, Nhà nước và chế độ./.
HTB-K6
0 nhận xét:
Đăng nhận xét