Hầu
hết dư luận quốc tế đánh giá Việt Nam đã hành động một cách xuất sắc,
luôn chủ động, sẵn sàng hợp tác và hoàn toàn minh bạch; có tỷ lệ người dân
tin tưởng vào các biện pháp ứng phó dịch của Chính phủ cao nhất thế giới. Các
bài báo quốc tế nhận định Việt Nam là “Tấm gương sáng chói và hy vọng”,
“Nguồn động viên lớn lao” trên thế giới trong công cuộc phòng chống dịch COVID
-19. Nhiều người nước ngoài, nhất là những người đã thực hiện cách ly y tế và
được điều trị tại Việt Nam gửi đi những thông điệp bày tỏ cảm ơn Việt Nam “là một
đất nước của những con người tuyệt vời, tuyệt vời với những trái tim đẹp”.
Bên
cạnh những suy nghĩ, tình cảm và tiếng nói tích cực dành cho công cuộc phòng chống
dịch Covid-19 của Việt Nam thì vẫn còn những luận điệu xuyên tạc nhằm phủ nhận
sự thật khách quan và kết quả mà chúng ta đã đạt được. Một trong số đó phải kể
đến là: Trên trang “Chân trời mới Media”
được dẫn nguồn từ “Tiếng dân, RFA” cho rằng “Trong khi một năm qua, các nước
trên thế giới tìm mọi cách để mua vaccine chống dịch, lãnh đạo CSVN quá tự tin
với phương pháp chống dịch của mình, bất cần vaccine, để rồi bây giờ tụt xuống
cuối bảng so với các nước láng giềng về chiến dịch chích ngừa cho dân. Giới
lãnh đạo CSVN nhận ra điều này muộn màng, nay họ tìm mọi cách để có vaccine, dù
là vaccine do Trung Quốc chế tạo…”.
Vậy
vì sao Việt Nam tiêm Vắc xin chống Covid-19 chậm hơn các nước khác?
Thứ
nhất: Việt Nam đang nghiên cứu, thử nghiệm để đưa vào sản xuất và sử dụng Vắc
xin phòng Covid-19; chúng ta chưa sở hữu Vắc xin tự sản xuất.
Thứ
hai: Chính phủ không dám đặt cược đặt mua Vắc xin từ khi còn đang thử nghiệm,
chưa được phê duyệt nên không được ưu tiên mua Vắc xin, dù có bỏ tiền để mua.
Hiện
nay, Việt Nam dựa vào hai nguồn là Vắc xin ngoại giao (chủ yếu Sinopharm của
Trung Quốc) và Vắc xin tài trợ theo chương trình Covax. Chúng ta không nhận Vắc
xin ngoại giao của Trung Quốc, nguồn duy nhất là tài trợ của Covax. Trong khi,
Covax lại phân phối theo nguyên tắc: nước đang bị dịch nặng hơn được ưu tiên cấp
Vắc xin nhiều và nhanh hơn. Việt Nam thuộc nhóm chống dịch tốt nhất, dịch không
bùng phát nên được Covax phân phối ít hơn, chậm hơn.
Tuy
nhiên, Việt Nam không thụ động trong công tác phòng chống dịch Covid-19. Hiện tại,
chúng ta có Vắc xin Nano Covax chuẩn bị thử nghiệm giai đoạn 3 trong tháng 6, nếu
thuận lợi đến tháng 9/2021 chúng ta sẽ có Vắc xin phòng Covid-19 đầu tiên của
Việt Nam; bên cạnh đó còn có Vắc xin Covivac đang được nghiên cứu và đưa vào thử
nghiệm.
Và
giờ đây, chúng ta chính thức có hợp đồng mua 31 triệu liều vắc xin Pfizer của Mỹ
(31 triệu liều trong đợt 1 và 20 triệu liều đợt 2; dự kiến 31 triệu liều sẽ về
Việt Nam trong quý 3 hoặc quý 4 năm nay nhưng vẫn phụ thuộc vào nguồn cung ứng
của Pfizer),...
Ngoài
ra, để phát huy sức mạnh của toàn dân tham gia phòng chống dịch Covid-19, thay
mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Nghị quyết
53/NQ-CP thông qua chủ trương thành lập Quỹ Vắc xin phòng Covid-19. Ngay
sau đó, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cũng đã ký ban hành Quyết định 779/QĐ-TTg
thành lập Quỹ vắc xin phòng Covid-19. Mục đích thành lập Quỹ Vắc
xin phòng Covid-19 Việt Nam để tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn tài
trợ, hỗ trợ, đóng tự nguyện bằng tiền, Vắc xin của các tổ chức,
cá nhân trong nước và ngoài nước và các nguồn vốn hợp pháp khác cho
hoạt động mua, nhập khẩu vắc xin, nghiên cứu, sản xuất vắc xin trong nước
và sử dụng Vắc xin phòng Covid-19 cho người dân.
Như
vậy, từ nay chúng ta chuyển sang thế chủ động, không ở thế bị động về Vắc xin nữa.
Toàn thể người dân Việt Nam chúng ta hãy sát cánh với Chính phủ và ngành y tế
vì mục tiêu: Đạt miễn dịch cộng đồng, tiêm đủ 120 triệu liều Vắc xin cho 60 triệu
người dân trước 31/03/2022 (hay phấn đấu hoàn thành trước tết Nhâm Dần
30/01/2022), sớm đưa cuộc sống và các hoạt động trở lại bình thường.
NVN-TS
0 nhận xét:
Đăng nhận xét