CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI BLOG GIỮ TRỌN LỜI THỀ

Thứ Hai, 21 tháng 6, 2021

KIÊN QUYẾT ĐẤU TRANH VỚI CÁC LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC, XẤU ĐỘC CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH

 

Thời gian qua, các thế lực thù địch đang ra sức đẩy mạnh thực hiện chiến lược “Diễn biến hoà bình “, bằng cách ra sức xuyên tạc, bóp méo sự thật về đường lối lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ta; chia rẽ nội bộ Đảng, Nhà nước, mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân và lực lực lượng vũ trang; tác động chuyển hoá nội bộ, thúc đẩy quá trình “tự diễn biến, tự chuyển hoá” trong nội bộ, đòi “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập”; họ muốn Đảng Cộng sản Việt Nam thôi giữ vai trò lãnh đạo đối với giai cấp, dân tộc và xã hội, họ yêu cầu đảng phải “đổi mới thể chế chính trị”, đòi nhường quyền lãnh đạo dân tộc và xã hội cho một “lực lượng chính trị mới”.

Tuy nhiên, dù họ có đòi hỏi “bịa đặt, vu cáo, xuyên tạc” đến đâu thì họ cũng không thể phủ nhận một thực tế rằng Việt Nam là một nước luôn tôn trọng và đảm bảo quyền tự do, dân chủ, nhân quyền. Điều này được thể hiện ngay trong hệ thống quan điểm, đường lối chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước và thực tiễn hoạt động tự do, dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam.

Thực tiễn cách mạng Việt Nam cho thấy vấn đề “Tự do, dân chủ, nhân quyền” luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, coi trọng:

Thứ nhất, sau khi Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập. Toàn dân Việt Nam được đi bầu cử tự do năm 1946 với hình thức phổ thông đầu phiếu, nhân dân ta đã được hưởng quyền làm chủ thực sự và ngày càng được phát huy vai trò trong quá trình xây dựng xã hội mới; chế độ dân chủ đó “gấp triệu lần” hơn hẳn bất cứ chế độ dân chủ nào trong lịch sử. Nhân dân lao động, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam chính thức đứng lên làm chủ, tự mình tổ chức và xây dựng đất nước. Ngay sau ngày giành được chính quyền về tay nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã chủ trương xây dựng Hiến pháp, biểu hiện đầu tiên của một Nhà nước pháp quyền. Hiến pháp năm 1946 là Hiến pháp dân chủ đầu tiên của nước Việt Nam mới, phù hợp với giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân của nước ta, là một mốc son quan trọng đánh dấu quá trình bắt đầu xây dựng một nhà nước pháp quyền của dân, vì nhân dân và do nhân dân làm chủ.

Thứ hai, Việt Nam xây dựng đất nước từ xuất phát điểm rất thấp do hậu quả nặng nề của chiến tranh gây ra. Sau hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã và đang chứng minh cho thế giới thấy sự tiến bộ mọi mặt, trong đó có vấn đề nhân quyền. Kết thúc chiến tranh ở Việt Nam, các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách để chống phá cách mạng nước ta, bằng thủ đoạn “diễn biến hòa bình” để thay đổi màu sắc thể chế chính trị xã hội ở Việt Nam; thông qua ngoại giao, phát triển kinh tế, đầu tư, lợi nhuận để cài cắm mầm mống chủ nghĩa tư bản, lấy lợi ích để mua chuộc, phát triển “lợi ích nhóm”… biến tướng bằng tên gọi “chủ nghĩa tư bản thân hữu” để giằng co, làm cho chệch hướng theo mô hình chủ nghĩa xã hội của Việt Nam.

Thứ ba, thực tiễn chứng minh, Việt Nam luôn đảm bảo các quyền cơ bản của con người, của công dân; những quyền tự do, dân chủ, nhân quyền, tự do ngôn luận, tự do báo chí luôn được thừa nhận, bảo đảm. Quyền đi đôi với nghĩa vụ, trách nhiệm; sự tự do nằm trong khuôn khổ quy định của Hiến pháp và pháp luật thì mới đảm bảo công bằng, an toàn cho xã hội; tự do không theo khuôn khổ quy định của pháp luật thì xã hội sẽ loạn, môi trường sống của con người không có sự an toàn. Minh chứng cho điều đó là các cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026 vào ngày 23/5/2021 và được công bố kết quả vào ngày 08/6/2021 vừa qua.

Thứ tư, những nhận xét, đánh giá về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam lại chủ yếu dựa vào những bản án tù của những đối tượng đã bị tuyên án vì hành vi “tuyên truyền chống phá Nhà nước Việt Nam; lật đổ chính quyền nhân dân…”. Mặt khác, những đối tượng đó đã vi phạm pháp luật, đã và đang phải chấp hành án theo quy định của pháp luật Việt Nam. Những đối tượng đó đều có được chế độ “tù nhân” như nhau theo từng bản án nhất định, được xét xử công khai, minh bạch, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật và sẽ được ân xá nếu có tiến bộ rõ rệt, có xu hướng phấn đấu hoàn lương trong thời gian chấp hành án.

Thứ năm, các thế lực thù địch sử dụng các tổ chức mang tên gọi “dân chủ, nhân quyền” để câu móc, đào tạo các thành phần bất hảo, chống đối, tiến hành các hoạt động chống phá cách mạng Việt Nam. Những đối tượng đó thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật, bị trừng trị theo quy định của pháp luật Việt Nam thì các tổ chức được mang danh “vì tự do, dân chủ, nhân quyền” đó lại chống phá nước ta bằng luận điệu “Việt Nam vi phạm nhân quyền”; không những thế, sự can thiệp vô lý của những tổ chức đó bằng vận động gây áp lực với Việt Nam thông qua các mối quan hệ trên lĩnh vực kinh tế, ngoại giao theo phương châm “nhân quyền cao hơn chủ quyền”, buộc Việt Nam thay đổi thể chế chính trị xã hội chủ nghĩa.

Hỏi rằng, những vấn đề về tự do, dân chủ, nhân quyền ở cá nước phường Tây, Mỹ ở đâu khi phải chứng kiến những lần “xả súng kinh hoàng” tại nước Mỹ, những thảm khốc sau khói súng mà nước Mỹ mang đến cho các nước theo mô hình xã hội chủ nghĩa, sẽ thấy được “nhân quyền của nước Mỹ ra sao? Đỉnh điểm sự mất dân chủ, an ninh của nước Mỹ vào ngày 6/01/2021 làm cả thế giới bị sốc khi chứng kiến những gì xảy ra ở Đồi Capitol, những kẻ quá khích tràn vào trụ sở Quốc hội Mỹ làm cho người dự họp phải sơ tán; hơi cay, súng nổ, máu chảy… gây ra ít nhất 4 người thiệt mạng trong vụ bạo loạn…

Vậy, giá trị lớn nhất về nhân quyền là gì? Đó có phải là sự tự do, môi trường sống trong hòa bình, ổn định, phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực con người?!

LXD-H3

 

0 nhận xét: