Trước hết, phải khẳng định rằng việc học tập nghị quyết của Đảng là chủ trương đúng để đưa nghị quyết đến từng chi bộ, từng đảng viên và thông qua đảng viên gián tiếp đến với đông đảo tầng lớp nhân dân nắm rõ những định hướng, chủ trương, chính sách và thực hiện nghị quyết. Và, cũng phải thừa nhận rằng, các cấp ủy đảng đã “hoàn thành nhiệm vụ” dưới góc độ “tổ chức lớp học” để triển khai quán triệt việc thực hiện các nghị quyết.
Thế
nhưng, thực tiễn triển khai thế nào và cách thức thực hiện, hiệu quả mang lại
ra sao là vấn đề cần được quan tâm nhận diện và đánh giá một cách khách quan,
trung thực và thẳng thắn. Từ đó để điều chỉnh, uốn nắn kịp thời, tránh việc chỉ
tổ chức thực hiện học tập mang tính hình thức và báo cáo “đã triển khai tổ chức
học tập nghị quyết”.
Có
lẽ không ít đảng viên đang tồn tại một suy nghĩ ngấm ngầm bất thành văn và cùng
nhau đối phó “đi học cho đủ người, họ điểm danh đấy”, hoặc “khi nào điểm danh
nháy máy nhé”, hoặc “nhớ giơ tay hộ nhé”, hoặc “nhớ ghi tên hộ nhé”,… Tất cả những
biểu hiện này là do ý thức đối phó trong việc tham gia học tập nghị quyết.
Một
trạng thái khác của lớp học thường phổ biến trong thời đại công nghệ 4.0 đó là
mỗi người một máy điện thoại thông minh, hầu như mọi màn hình đều ở trạng thái
kết nối in-tơ-net bật sáng. Chưa có một khảo sát, đánh giá bằng con số cụ thể
nhưng dám chắc rằng đến gần 50% số người khi tham gia học nghị quyết đều có
tham gia sử dụng điện thoại cho mục đích giải trí thông qua mạng xã hội.
Ngoài
ra, còn rất nhiều biểu hiện như đi muộn, về sớm, ra vào giữa giờ, nghe nói chuyện
điện thoại,… diễn ra thường xuyên trong mỗi đợt học tập nghị quyết của Đảng.
Từ
những biểu hiện trên đây, để khắc phục bệnh hình thức trong học tập nghị quyết
của Đảng thiết nghĩ cần lưu tâm một số khuyến nghị sau đây
Một
là, về phía cơ quan tổ chức lớp học cần phải xem xét, sàng lọc những nội dung,
nghị quyết liên quan trực tiếp đến chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị mình
để học tập thì mới phát huy hiệu quả. Bên cạnh đó, cần phải có phương pháp,
cách thức tổ chức lớp học làm sao cho thật hiệu quả, kể cả về thời gian, địa điểm
tổ chức, tránh tình trạng những năm vừa qua, có những nơi chọn đúng thời điểm
những ngày cuối năm để tổ chức; kể cả khâu trang trí cũng nên thay đổi bằng
hình thức thiết kế trình chiếu slide thay cho việc in ấn phông bạt, vừa tiết kiệm,
vừa bảo vệ được môi trường. Việc điểm danh hoặc báo cáo số liệu người tham gia
học tập cũng đã được đặt ra nhưng kết quả cũng chỉ là lưu trữ trong hồ sơ tổ chức
lớp học. Việc báo cáo thu hoạch sau mỗi lớp học nghị quyết cần được đổi mới và
thiết kế lại, tránh tình trạng nhưng bản thu hoạch được sao chép của nhau, thay
tên đổi họ và in, gửi nộp ban tổ chức, gây lãng phí tài chính, ngân sách của
đơn vị. Đảng viên đi học không hiểu, hoặc hiểu lơ mơ một cách chung chung và
không thấm nhuần những tư tưởng chỉ đạo đã nêu trong nghị quyết, dẫn đến vô
tình hoặc cố ý hành động và thực hiện không đúng với chủ trương, đường lối của
Đảng đề ra.
Hai
là, Đối với báo cáo viên và nội dung truyền đạt. Cần phải thuyết trình có trọng
tâm, trọng điểm hơn, tránh tràn lan và không thiết thực. Cái mà đảng viên cần
đó là phương pháp, cách thức, quy trình để vận dụng nghị quyết trong thực thi
nhiệm vụ được giao, việc thực hiện đó có những trở ngại, khó khăn hoặc mâu thuẫn
như thế nào, nếu thực hiện và không thực hiện thì sẽ ra sao? Bản thân báo cáo
viên phải nghiên cứu kỹ đối tượng học tập nghị quyết để truyền đạt nội dung của
nghị quyết phù hợp.
Ba
là, Nâng cao ý thức của đảng viên để từng đảng viên phải từ bỏ quan niệm và
thói quen đã tồn tại bấy lâu là đi học cho đầy đủ số lần, số lượng quy định; từ
bỏ ý nghĩ việc triển khai nghị quyết là trách nhiệm thuộc về các cấp lãnh đạo,
mình "thì chỉ đâu đánh đấy", mà thiếu đi trách nhiệm và nghĩa vụ phải
tiếp thu, phải lĩnh hội những quan điểm, mục đích, ý nghĩa nghị quyết mà Đảng
đã phải dày công thiết lập, để từ đó xây dựng cho mình một kế hoạch, hoặc cùng
tổ chức thực hiện nghị quyết đó.
Nghị
quyết của Đảng chứa đựng những quan điểm, định hướng, chủ trương, chính sách và
đường lối phát triển cho đất nước, địa phương. Nghị quyết đã ban hành phải được
phổ biến, triển khai thống nhất trong toàn Đảng và được thực hiện mang ý nghĩa
hành động thiết thực để phục vụ nhân dân, để xây dựng đất nước ngày càng phát
triển. Vì vậy, chống bệnh hình thức, đối phó để nâng cao hiệu quả học tập nghị
quyết là yêu cầu bức thiết để nghị quyết của Đảng đi vào cuộc sống hiệu quả./.
NVN
– H1
0 nhận xét:
Đăng nhận xét