Mới đây, bộ phim “Vị”, có tựa đề tiếng Anh là “Taste” của nhà sản xuất Đồng Thị Phương Thảo và đạo diễn Lê Bảo chính thức bị cấm phổ biến tại Việt Nam, bị cấm chiếu trên toàn thế giới. Sau khi thông tin này được đưa ra, nhiều tờ báo đã than khóc cho bộ phim, khẳng định phim này có giá trị nghệ thuật và không có cảnh dung tục, và đoàn làm phim chỉ đang tìm kiếm “cơ hội sống” cho phim. Đó là chưa kể nhiều cư dân mạng không được xem phim “Vị” vẫn “tát nước theo mưa” để được tiếng là “cấp tiến”, cổ vũ cho lớp trẻ, cho rằng, cơ chế kiểm duyệt của các cơ quan chức năng, đang giết chết những tác phẩm nghệ thuật giàu chất sáng tạo. Càng buồn hơn khi có vị làm quản lý mà không phân biệt được các hạng mục của các LHP quốc tế để rồi bị choáng và mờ mắt bởi các giải quốc tế, và không hiểu rõ mục đích bỏ tiền đầu tư của các quỹ văn hóa là gì. Thậm chí phim “Vị” còn là bộ phim đầu tiên “từ bỏ quốc tịch Việt Nam”, trở thành phim Singapore.
Một số hình ảnh trong phim “Vị”
Đọc qua các bài
viết về bộ phim này trên các trang báo, tôi thấy nhiều vấn đề liên quan đến bộ
phim này. Về nội dung, “Vị” có đạo diễn - diễn viên - bối cảnh - câu chuyện ở
Việt Nam (là TPHCM) mang ẩn ý của đạo diễn rất rõ ràng. Anh chàng da đen đến
TPHCM tìm cơ hội đổi đời và sống với 4 người đàn bà trung niên, ăn ngủ với họ
theo kiểu quần hôn, cùng với một con heo. Mọi sinh hoạt, ăn ngủ con người sống
như thời nguyên thủy hoang dã - mà là của thời thế kỷ 21 ở một thành phố có tiếng
là văn minh hiện đại. Kết phim là sự bế tắc không lối thoát dù anh da đen cao
giọng khuyên những người phụ nữ nên đi tìm lối đi khác.
Cảnh nude quá
dài đã không thể chấp nhận được, nhưng cái đáng nói hơn là sự hạ thấp nhân phẩm
phụ nữ Việt. Đạo diễn đã biến diễn viên thành công cụ đáng thương trong tay
mình chứ không phải là sự hy sinh vì nghệ thuật cao cả.
Việc chối bỏ quốc
tịch Việt ở đây là sự hờn dỗi kiểu trẻ con khi không được như ý thì bỏ, để xem
thái độ các “người lớn” ra sao. Hay là sự thách thức với Luật của Nhà nước Việt
Nam trong quản lý về Văn hóa nghệ thuật? Thử hỏi, một nội dung dung tục như vậy
thì sáng tạo ở chỗ nào, mang lại những giá trị nhân văn như thế nào? Trong khi ở
Việt Nam, chúng ta luôn duy trì chế độ hôn nhân một vợ một chồng, không chấp nhận
việc đa thê. Khi phim này được công chiếu, với mác “được giải quốc tế”, thì bạn
bè quốc tế sẽ nhìn nhận cuộc sống ở Việt Nam như thế nào, trong khi những điều
phim miêu tả không hề tồn tại ở Việt Nam.
Đừng cố lấy những
giải thưởng phương Tây ra làm thước đo, là giá trị chuẩn mực để lòe bịp, đánh
bóng tên tuổi cho những bộ phim đi ngược lại giá trị truyền thống của dân tộc;
đánh mất tính nhân văn và tính hiện thực của một tác phẩm nghệ thuật./.
NĐV - H2
0 nhận xét:
Đăng nhận xét