Việt
Nam là một quốc gia đa tín ngưỡng, đa tôn giáo cùng tồn tại lâu đời cùng với
dòng lịch sử của dân tộc. Hiện nay, tôn giáo vẫn còn tồn tại và có ảnh hưởng
không nhỏ đến đời sống tinh thần của một bộ phận quần chúng nhân dân. Tuy
nhiên, đây là lĩnh vực nhạy cảm mà các thế lực thù địch luôn tìm cách lợi dụng
chống phá cách mạng Việt Nam.
Mục tiêu cơ bản và xuyên suốt của các thế lực
thù địch trong lợi dụng tôn giáo là nhằm phá hoại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng vì một nước Việt Nam độc lập
và chủ nghĩa xã hội. Chúng lợi dụng tôn giáo để chia rẽ giữa tôn giáo này với
tôn giáo khác, giữa đồng bào theo đạo với đồng bào không theo đạo, đặc biệt giữa
đồng bào các tôn giáo với Đảng, Nhà nước. Chúng lợi dụng tôn giáo để phá hoại
khối đại đoàn kết dân tộc, kích động đồng bào tôn giáo chống lại chính sách tôn
giáo của Đảng và Nhà nước, đối lập quần chúng tôn giáo với sự lãnh đạo của Đảng,
tiến tới đòi xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với sự nghiệp của
cách mạng Việt Nam. Thực hiện âm mưu trên, thủ đoạn chủ yếu các thế lực thù địch
thường lợi dụng tôn giáo để chống phá cách mạng Việt Nam là:
Một là, xuyên tạc chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta, gắn vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền”, “dân tộc” với “tự do tôn giáo” để chống phá nước ta. Các thế lực thù địch tổ chức in ấn, tán phát, truyền bá các tài liệu xuyên tạc chính tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta, dưới danh nghĩa các “Kỷ yếu hội nghị tôn giáo”, “thông điệp”, “lời chứng”… của các tín đồ trong nước hoặc các tổ chức tôn giáo phản động lưu vong ở nước ngoài vu cáo “Việt Nam đàn áp tôn giáo”, kích động tín đồ chống lại chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng và Nhà nước ta.
Hai là, lợi dụng chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng để tiến hành các hoạt động chống phá cách mạng trong vùng đồng bào có đạo, truyền đạo trái pháp luật. Lợi dụng chính sách tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, các thế lực thù địch kích động các tín đồ đấu tranh đòi lại đất đai mà trước đây các tổ chức tôn giáo đã hiến cho Nhà nước. Việc khiếu kiện và tranh chấp liên quan đến đất đai, có sở thờ tự của tôn giáo ở một số nơi tăng lên, có nơi gay gắt, phức tạp. Mặt khác các thế lực bên ngoài đã tích cực bảo trợ cho hoạt động truyền đạo trái pháp luật ở Tây Bắc, Tây Nguyên và một số địa phương khác, cùng với sự xuất hiện của các “đạo lạ” làm cho nhiều nơi mất ổn định xã hội, ảnh hưởng đến cuộc sống, lao động của nhân dân.
Ba
là, lợi dụng giáo lý, giáo luật tôn giáo để kích động tín đồ chống lại chính
sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước. Mỗi tôn giáo đều có những giáo lý, giáo luật
cụ thể, theo đó có các qui định tín đồ đến các cơ sở thờ tự để hành lễ, giảng đạo…
do đó, ở một số nơi đã xuất hiện việc lợi dụng các buổi hành lễ, cầu kinh, giảng
đạo… để tuyên truyền nói xấu chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam,
làm cho tín đồ giảm lòng tin vào đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; mức
độ cao hơn là làm theo sự điều khiển của các thế lực thù địch xâm hại lợi ích
quốc gia, dân tộc, lợi ích của cách mạng và lợi ích của quần chúng các tín đồ
tôn giáo.
Bốn
là, lợi dụng và ủng hộ một số chức sắc, tín đồ tôn giáo cực đoan, quá khích để
kích động chia rẽ các tôn giáo, giữa tôn giáo với dân tộc, với Đảng và Nhà nước.
Chúng ra sức đẩy mạnh các hoạt động ngầm, cổ súy các phần tử cực đoan trong các
tôn giáo móc nối với nhau dự định cho các tổ chức liên quan tôn giáo để hợp sức
chống phá cách mạng. Thời gian qua, Nguyễn Văn Lý (Công giáo), Thích Quảng Độ
(Phật giáo), Lê Quang Liêm (Phật giáo Hòa Hỏa)… đã có những hoạt động nhằm chống
phá cách mạng. Họ kích động số bất mãn chống đối chính sách tự do tín ngưỡng,
tôn giáo của ta; kích động tư tưởng ly khai, tự ti nhằm chống phá cách mạng. Họ
kích động số bất mãn chống đối chính sách tự do, tín ngưỡng, tôn giáo của ta;
kích động tư tưởng ly khai, tự ti nhằm mục tiêu tách tôn giáo ra khỏi sự quản
lý của Nhà nước, biến tôn giáo thành lực lượng chính trị đối trọng với Đảng và
Nhà nước, chính quyền.
Năm
là, lợi dụng những sơ hở, thiếu sót của chúng ta trong thực hiện chính sách tôn
giáo để chống phá. Lợi dụng những sơ hở, thiếu sót của chúng ta trong thực hiện
chính sách tôn giáo để kích động tư tưởng chống đối, khoét sâu mâu thuẫn nội bộ,
tạo ra những nhân tố mất ổn định, gây rối, bạo loạn, biến vấn đề tôn giáo thành
vấn đề chính trị. Chúng lợi dụng quyền được hoạt động tôn giáo theo qui định của
pháp luật Việt Nam để hoạt động chính trị nhằm tạo dựng “ngọn cờ”, công khai
các tổ chức đối lập trong nước, tạo thành thế “đã rồi” để tạo cớ cho nước ngoài
can thiệp vào công việc nội bộ nước ta.
Thành
tựu của công cuộc đổi mới đất nước hơn 35 năm qua trên các lĩnh vực của đất nước
là thực tiễn sinh động chứng minh cho đường lối đúng đắn của cách mạng Việt
Nam, trong đó có đường lối, chính sách về công tác tôn giáo. Theo đó, cả phương
diện lý luận và thực tiễn cho chúng ta kiên quyết đấu tranh, bác bỏ những luận
điệu xuyên tạc, cáo buộc của các thế lực thù địch về tình hình tín ngưỡng, tôn
giáo và cũng là một trong những thứ vũ khí sắc bén, lâu bền, vững chắc nhất đập
tan những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch. Như Đảng ta xác định:
“Kiên quyết đấu tranh và xử lý nghiêm minh những đối tượng lợi dụng tôn giáo chống
phá Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa; chia rẽ, phá hoại đoàn kết tôn
giáo và khối đại đoàn kết dân tộc”[1]./.
NTC-H4
[1] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn
kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự
thật, Hà Nội, 2021, t.1, tr.171.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét