Dư luận xã hội
là tập hợp các ý kiến thái độ có tính chất phán xét, đánh giá của các nhóm xã
hội hay của xã hội nói chung trước những vấn đề mang tính thời sự có liên quan
đến lợi ích chung, thu hút được sự quan tâm của nhiều người và được thể hiện
trong các nhận định và hành động thực tiễn của họ.
Dư luận xã hội
là hiện tượng thuộc lĩnh vực tinh thần của đời sống xã hội. Dư luận xã hội đã
xuất hiện và tồn tại rất lâu trong lịch sử, nó hình thành, tồn tại và phát
triển cùng với quá trình vận động, phát triển của bản thân xã hội loài người.
Dư luận xã hội không chỉ tác động đến đời sống của mỗi con người mà còn mạnh mẽ
đến các quá trình chính trị - xã hội, đến việc lãnh đạo và quản lý xã hội, đặc
biệt là ý thức pháp luật.
Chính vì vậy,
việc xem xét những yếu tố, những tính chất cơ bản của dư luận xã hội, là một
vấn đề hết sức quan trọng. Để tìm hiểu sâu hơn về tính chất của dư luận xã hội
và tác động của nó, chúng ta phải phân tích được các tính chất cơ bản của dư
luận xã hội. Tác động của dư luận xã hội đối với ý thức pháp luật. Ở đây chúng
ta đề cập đến sự tác động của dư luận xã hội đến tâm lý pháp luật.
Tâm lý pháp
luật hình thành một cách tự phát dưới dạng tình cảm, cảm xúc, tâm trạng của các
cá nhân và các nhóm xã hội đối với pháp luật, cũng như những hiện tượng pháp lý
diễn ra trong đời sống xã hội. Tâm lý pháp luật chỉ biểu hiện cấp độ nhận thức
thông thường dựa trên cơ sở tình cảm pháp luật truyền thống, kinh nghiệm sống,
tập quán và tâm lý xã hội.
Tâm lý pháp
luật, cũng như những yếu tố tâm lý vốn có của con người là sự phản ánh trực
tiếp các sự kiện, hiện tượng bên ngoài có liên quan đến pháp luật. Những sự
kiện, hiện tượng pháp luật đó đồng thời cũng là đối tượng phản ánh của dư luận
xã hội. Do đó, ảnh hưởng của dư luận xã hội đến tâm lý pháp luật được thể hiện
trên các phương diện, đó là:
Dư luận xã hội
có tác động mạnh mẽ tới tình cảm pháp luật. Tình cảm pháp luật là yếu tố cơ bản
của tâm lý pháp luật, thường được hình thành một cách tự phát dưới ảnh hưởng
của hoạt động giao tiếp hàng ngày của con người với môi trường pháp lý xung
quanh; chịu sự chi phối của phong tục, tập quán, kinh nghiệm sống của con
người, nên tình cảm pháp luật có thể được bộc lộ dưới dạng các phản ứng tích
cực, cũng như tiêu cực của mỗi người diễn ra trong thực tế. Tình cảm pháp luật
dưới dạng tích cực, như thái độ phản ứng lại các hành vi vi phạm pháp luật, yêu
công lý, đề cao công bằng xã hội, đề cao trách nhiệm pháp lý… cũng có thể biểu
hiện dưới dạng tiêu cực, như cổ vũ cho hành vi phạm pháp, chống đối người thi
hành .công vụ, làm ngơ trước người bị hại…
Trong thực tiễn
đời sống pháp luật, trước những diễn biến của một sự kiện hay hiện tượng pháp
luật, dư luận xã hội thường nảy sinh và biểu hiện ở hai xu hướng: thứ nhất,
khen ngợi, biểu dương tinh thần đấu tranh không khoan nhượng trước các hành vi
vi phạm pháp luật, thứ hai, phê phán, lên án các hành vi sai trái, phạm pháp,
phạm tội. Về mặt tình cảm, không ai muốn mình trở thành đối tượng phán xét của
dư luận xã hội, không ai muốn hứng chịu sức ép của “búa rìu xã hội”. Do vậy,
mỗi cá nhân đều mong muốn có thể kiểm soát, điều chỉnh tình cảm và hành vi của
mình sao cho phù hợp với ý chí chung của cộng đồng xã hội.
Tiếp đó, dư
luận xã hội tác động tới tâm trạng của con người trước luật pháp. Tâm trạng của
con người trước luật pháp là sự thể hiện trạng thái tâm lý của các cá nhân
trước các sự kiện, hiện tượng pháp lý diễn ra trong đời sống xã hội thường ngày.
Tuỳ thuộc đang trong tâm trạng hưng phấn, nhiệt tình, người ta dễ có những phản
ứng mạnh mẽ, tích cực trước các hành vi vi phạm pháp luật ở nơi công cộng, còn
khi không tin tưởng vào sự công bằng, nghiêm minh của pháp luật, người ta
thường thờ ơ trước các sự kiện pháp lý… Dư luận xã hội có thể tác động, làm nảy
sinh trong mỗi người tâm trạng xúc động trước hành vi thể hiện ý thức tự giác
chấp hành pháp luật. Đây là một biểu hiện cao của lương tâm con người, hướng
con người tới ý muốn noi theo những người có thái độ tự giác chấp hành các
nguyên tắcc, quy định của pháp luật, tuân theo quy luật hướng thiện. Thông qua
việc tạo ra những “khuôn mẫu tư duy”, “khuôn mẫu hành động” cho các thành viên
trong xã hội, dư luận xã hội hướng con người theo gương người tốt, việc tốt
trong lĩnh vực chấp hành pháp luật.
Ngoài ra, thông
qua dư luận xã hội, các cá nhân tự đánh giá về hành vi ứng xử của mình trong
phạm vi điều chỉnh của các quy phạm pháp luật hiện hành. Hành vi pháp luật của
con người, trong chừng mực nhất định, chính là sự hiện thân của tình cảm pháp
luật và tâm trạng trước luật pháp của họ. Cách thức mà mỗi cá nhân tự đánh giá
về hành vi ứng xử của mình có thể biểu hiện dưới dạng cảm xúc, như tự hào, phấn
khởi hay e ngại, xấu hổ, lo lắng. Nói cách khác, dư luận xã hội, trong trường
hợp này, là “tấm gương” để mỗi cá nhân tự soi mình vào đó mà định hướng, điều
chỉnh hành vi ứng xử của bản thân.
Nghiên cứu về
dư luận xã hội nói chung, sự tác động của dư luận xã hội đến tình cảm pháp luật
nói chung, ta có cái nhìn khách quan về bản chất của dư luận xã hội. Từ đó cần
phát huy tối đa các tác dụng tích cực của dư luận xã hội, nhằm xây dựng một xã
hội dân chủ, văn minh. Đồng thời, với tư cách là một phương thức tồn tại đặc
biệt của thức xã hội, dư luận xã hội có tác động mạnh mẽ đến ý thức pháp luật
trên cả hai góc độ: hệ tư tưởng pháp luật và tâm lý pháp luật. Việc nghiên cứu,
tìm hiểu về dư luận là phương tiện quan trọng và mạnh mẽ để nhân dân phát huy
quyền làm chủ và tính tích cực của công dân đối với đất nước, nhất là trong
giai đoạn hiện nay./.
PTC-BC
0 nhận xét:
Đăng nhận xét