Giai cấp công nhân muốn hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình, phải thông qua cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc
cách mạng nhằm thay thế chế độ tư bản chủ nghĩa đã lỗi thời bằng chế độ xã hội
chủ nghĩa khi điều kiện vật chất và tinh thần cho sự thay đổi đó đã ở mức độ
nhất định, khi đã hoàn thành tình thế cách mạng.
Bản chất của cách mạng xã hội chủ
nghĩa là cuộc cách mạng tiến hành trên tất cả các lĩnh vực xã hội; là
cuộc cách mạng xã hội mang tính chất toàn diện, triệt để, lâu dài. Thể hiện: Xoá
bỏ tận gốc chế độ người bóc lột người, xoá bỏ phân chia giai cấp áp bức giai
cấp và bóc lột giai cấp; được tiến hành trên tất cả các lĩnh vực xã hội từ cơ
sở hạ tầng tới kiến trúc thượng tầng, từ sinh hoạt vật chất đến sinh hoạt tinh
thần; là cuộc cách mạng lôi cuốn được đông đảo quần chúng nhân dân, đem lại
quyền lợi cho số đông nhân dân lao động. Theo Lênin: “cách mạng xã hội chủ nghĩa
là ngày hội quần chúng”; đây là cuộc cách mạng mang tính chất lâu dài, gian khổ
và phức tạp vì nó mới và chưa có trong lịch sử, do đó phải vừa làm, vừa rút
kinh nghiệm, vừa bổ xung…
C.Mác và Ph.Ăngghen coi cách mạng
xã hội chủ nghĩa là một quá trình liên tục và nhấn mạnh quá trình liên tục nhưng
được chia làm hai giai đoạn: Giành chính quyền và chuyển lên xây dựng chủ
nghĩa xã hội. Hai ông đã chỉ ra điều kiện nổ ra của cách mạng xã hội chủ
nghĩa: Nổ ra ở những nước tư bản phát triển và thắng lợi đồng loạt ở các nước
tư bản phát triển. Với những nước chậm phát triển, theo C.Mác và Ph.Ăngghen
khi nghiên cứu về vấn đề này coi đó là một bộ phận của cách mạng vô sản. Nếu
cách mạng xã hội nổ ra ở những nước này thì giai cấp công nhân cần phải: Biết kết
hợp giữa phong trào công nhân với phong trào nông dân, đồng thời kết hợp với
lực lượng tư sản để chống phong kiến (tức là lật đổ hình thái kinh tế xã hội
cũ và thay thế vào đó là hình thái kinh tế xã hội mới cao hơn) bằng đấu tranh
giai cấp hay cách mạng xã hội chủ nghĩa. Thực hiện liên minh giai cấp và
liên minh giai cấp tạm thời trong những điều kiện, tình huống cụ thể
của đất nước.
Lênin trên cơ sở phân tích điều
kiện cụ thể nước Nga đã phát triển tư tưởng C.Mác và Ph.Ăngghen gắn vào
thực tiễn đất nước. Lênin chỉ ra:
Thứ nhất: Cách mạng dân chủ tư sản
phải do giai cấp công nhân lãnh đạo. Do giai cấp công nhân vì yếu tố thời đại
chi phối như: Giai cấp tư sản đã mất vai trò lãnh đạo, chủ nghĩa tư bản đã
chuyển sang chủ nghĩa đế quốc làm kìm hãm sự phát triển của lịch sử; mặt khác, giai cấp công nhân đã trưởng
thành, là điểm hoàn toàn mới so với C.Mác và Ph.Ăngghen.
Thứ hai: Lực lượng cách mạng gồm
các giai cấp, tầng lớp trong xã hội, trong đó giai cấp công nhân là giai
cấp lãnh đạo, chủ đạo vì đó là giai cấp lớn mạnh nhất, tiên tiến
nhất, mục tiêu của họ gắn liền với việc thủ tiêu một cách triệt để chế độ phong
kiến. Giai cấp vừa và nhỏ có tinh thần dân chủ, là lực lượng lừng khừng cấu kết
phong kiến chống cách mạng, hạn chế tiêu cực, phát triển tích cực.
Thứ ba: Cách mạng dân chủ tư sản
phải được tiến hành cụ thể rồi tiến ngay vào cách mạng xã hội chủ nghĩa. Hai
cuộc cách mạng có mối liên hệ biện chứng, không có bức tường thành nào ngăn
cách.
Có thể nói cách mạng xã hội chủ
nghĩa là cuộc cách mạng sâu sắc và toàn diện trên mọi lĩnh vực./.
ĐHQ-H2
0 nhận xét:
Đăng nhận xét