CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI BLOG GIỮ TRỌN LỜI THỀ

Thứ Tư, 24 tháng 11, 2021

CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM ĐỐI VỚI HAI QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA, HOÀNG SA TỪ NHỮNG HỘI NGHỊ QUỐC TẾ

 

Việc xác lập chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và trường Sa đã nhiều lần được đưa ra quốc tế xem xét, thừa nhận. Có thể kể đến một số Hội nghị nổi tiếng sau:

Hội nghị hòa bình San Francisco (tháng 8/1951) với sự tham gia của 51 quốc gia, trưởng đoàn đại biểu chính quyền Bảo Đại là Trần Văn Hữu đã khẳng định chủ quyền lâu đời của nhà nước Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không gặp bất cứ sự phản đối nào của 50 quốc gia tham dự còn lại. Như vậy, tại Hội nghị này, chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được thừa nhận.

Hội nghị Geneva năm 1954 khẳng định các bên tham gia tôn trọng độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đang do các lực lượng của Pháp và Quốc gia Việt Nam quản lý.

Hiệp định Paris năm 1973 nói rõ tất cả các nước tôn trọng độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Lúc này hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đang do Việt Nam Cộng hòa quản lý, và là một bộ phận lãnh thổ của Việt Nam.

Như vậy, theo luật pháp quốc tế đương thời về thụ đắc lãnh thổ, một quốc gia được coi là có chủ quyền đối với một vùng lãnh thổ khi quốc gia đó chứng minh được mình đã chiếm hữu, thực thi, quản lý và khai thác lãnh thổ đó với tư cách Nhà nước một cách liên tục, hòa bình. Theo đó, Việt Nam đã xác lập, thực thi chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa hoàn toàn phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế./.

HXV-QSC

0 nhận xét: