Trong thời gian
qua, với sự vào cuộc tích cực, chủ động và quyết liệt của cả hệ thống chính trị
và toàn xã hội, công tác phòng, chống dịch Covid-19 ở Việt Nam đã đạt được những
kết quả tích cực, được đông đảo người dân đồng tình, ủng hộ về phương pháp,
cách thức tiến hành và cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Tuy nhiên, vẫn còn một số
đối tượng, không những không thừa nhận kết quả đó, mà còn cố tình phủ nhận,
xuyên tạc kết quả phòng, chống dịch Covid-19 của Việt Nam. Trong bài viết
“Phòng chống dịch Covid định hướng XHCN”, với cái nhìn phiến diện, Lê Bá Vận đã
cố tình xuyên tạc công tác phòng, chống dịch ở Việt Nam khi cho rằng “Việt Nam
không chủ động, tích cực tìm kiếm nguồn vắc xin, vắc xin là dư thừa, có đặt mua
sớm cũng chỉ lãng phí tiền của”, “công tác hỗ trợ chậm trễ và không hiệu quả”…
Rõ ràng đây là những luận điệu chống phá đất nước của những kẽ bồi bút như Nguyễn
Bá Vận, hòng gây hoang mang dư luận, bất ổn xã hội.
Thứ nhất, Việt
Nam rất chủ động, tích cực trong tìm kiếm nguồn vắc xin phòng Covid-19 và tích
cực nghiên cứu, sản xuất vắc xin trong nước.
Thực hiện mục
tiêu xuyên suốt là đặt sức khỏe và lợi ích của nhân dân lên trên hết, trước hết;
công tác phòng, chống dịch Covid-19 được triển khai quyết liệt, thống nhất từ
Trung ương đến địa phương, tạo sự đồng thuận trong các tầng lớp nhân dân. Ngay
từ khi dịch bùng phát, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ đã dự báo tình hình,
diễn biến dịch và chỉ đạo tổng thể công tác phòng, chống dịch, trong đó, coi
chiến lược vắc xin như một trong những mũi nhọn hàng đầu. Chính phủ xác định mục
tiêu quan trọng là hướng tới bao phủ vắc xin toàn dân, chiến lược vắc xin được
xác định là chìa khóa để chiến thắng đại dịch. Bởi vậy, ngay khi có những thông
tin đầu tiên về triển vọng phát triển vắc xin Covid-19 từ các nước trên thế giới,
Việt Nam đã chủ động tìm kiếm, xác minh và liên hệ để tiếp cận nguồn vắc xin sớm
nhất.
Để góp phần đẩy
nhanh tiến độ tiếp cận các nguồn vắc xin, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước
(Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội) đã gửi thư, điện đàm và
thông qua các chuyến công tác, các hội nghị, hội đàm đề nghị các tổ chức và quốc
gia trên thế giới hỗ trợ vắc xin cho Việt Nam. Chính phủ đã thành lập Tổ công
tác về ngoại giao vắc xin Covid-19 và thúc đẩy nghiên cứu, sản xuất vắc xin
trong nước.
Với sự chủ động,
tích cực, đến ngày 15/11/2021, Việt Nam đã nhận được khoảng 125 triệu liều vắc
xin và đã tiêm được 99.860.411 liều.
Kết quả trên
cho thấy không phải “Việt Nam không chủ động, tích cực tìm kiếm nguồn vắc xin
như lời lẽ xuyên tạc của Lê Bá Vận.
Thứ hai, Việt
Nam đã tích cực, chủ động triển khai các hoạt động hỗ trợ người dân và doanh
nghiệp bị tác động bởi dịch Covid-19.
Trước sự tác động
của dịch Covid-19 đến thu nhập, đời sống của người dân và hoạt động của các
doanh nghiệp, Chính phủ đã có Nghị quyết 42 (09/4/2020) với gói hỗ trợ 16 nghìn
tỷ đồng và Nghị quyết số 68 (01/7/2021) với gói hỗ trợ 26 nghìn tỷ đồng để hỗ
trợ người dân, người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch
Covid-19. Cùng với các gói hỗ trợ của Chính phủ, các địa phương đã có những gói
hỗ trợ, các tổ chức chính trị – xã hội, doanh nghiệp và những nhà hảo tâm đã có
nhiều hoạt động an sinh xã hội như: gói an sinh xã hội, “siêu thị 0 đồng”, “chợ
0 đồng”… Qua đó, đã kịp thời góp phần hạn chế những tác động tiêu cực của đại dịch,
phục hồi sản xuất kinh doanh, ổn định lao động, việc làm, bảo đảm đời sống cho
người dân, người lao động, người sử dụng lao động, “không để ai bị bỏ lại phía
sau” trong đại dịch; đồng thời thực hiện mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch vừa
phát triển kinh tế. Đó là minh chứng cho thấy, công tác hỗ trợ người dân, người
lao động và người sử dụng lao động được thực hiện chủ động, kịp thời chứ không
phải “chậm trễ, không hiệu quả” như những gì Lê Bá Vận và đồng bọn của y tô vẽ.
Đến nay, có thể
khẳng định, công tác phòng, chống dịch Covid-19 của Việt Nam thời gian qua là
đúng hướng và đạt được kết quả tích cực, được các tổ chức quốc tế và các quốc
gia đánh giá cao. Việt Nam là một trong hai mươi nước trên thế giới có số liều
vắc xin tiêm chủng nhiều nhất hiện đã được bao phủ cho dân số. Tuy nhiên, tình
hình dịch còn diễn biến phức tạp; do vậy, cần nhìn nhận đánh giá đúng đắn những
kết quả đạt được, cũng như những mặt còn hạn chế, rút ra những bài học kinh
nghiệm và đề ra những giải pháp phù hợp để đảm bảo vừa phòng, chống dịch hiệu
quả, vừa phát triển kinh tế, xã hội. Đồng thời phải luôn nêu cao cảnh giác,
kiên quyết đấu tranh với những luận điệu sai trái, xuyên tạc công tác phòng, chống
dịch Covid-19 của Việt Nam./.
PQ-H3
0 nhận xét:
Đăng nhận xét