Điều 8 Luật phổ
biến, giáo dục pháp luật quy định: “Ngày 09/11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh
Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong
xã hội”. Ngày 09/11 được coi là điểm mốc, là sợi chỉ đỏ kết nối xuyên suốt, có
sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng dân cư. Nhắc nhở, giáo dục người dân có ý
thức tôn trọng pháp luật để không chỉ là một ngày mà phấn đấu sẽ là ba trăm sáu
mươi lăm ngày trong một năm, mọi tổ chức, cá nhân tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp
hành Hiến pháp, pháp luật, thực hiện khẩu hiệu “Sống và làm việc theo Hiến pháp
và pháp luật”.
Các hoạt động của
Ngày Pháp luật Việt Nam giúp cho mọi tổ chức, cá nhân, công dân có ý thức tuân
thủ pháp luật tốt hơn. Đây cũng là dịp để đánh giá lại những kết quả đã đạt được
và những hạn chế trong hoạt động xây dựng, thực thi pháp luật. Thông qua đó, những
cơ quan, tổ chức và cá nhân thi hành pháp luật cũng sẽ nhận được những thông
tin phản hồi, những quan điểm đánh giá về tất cả các quy định pháp luật cũng
như cách thức thực hiện, hiệu quả của hệ thống pháp luật đối với đời sống xã hội...
Với các hoạt động ý nghĩa của Ngày Pháp
luật Việt Nam sẽ góp phần nâng cao ý thức và niềm tin của mọi công dân về pháp
luật, từng bước xây dựng và củng cố các giá trị văn hóa pháp lý trong cuộc sống
xã hội. Bên cạnh đó, nội dung, hình thức hoạt động Ngày Pháp luật Việt Nam được
coi là mô hình để vận động, khuyến khích, kêu gọi toàn thể Nhân dân chung sức,
đồng lòng vì sự nghiệp xây dựng và hoàn thiện nhà nước, phát huy triệt để tinh
thần đại đoàn kết toàn dân tộc, cùng tích cực hành động vì một Việt Nam dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Chính vì vậy Ngày Pháp luật Việt
Nam là sự kiện chính trị, pháp lý có ý nghĩa nhân văn, ý nghĩa xã hội sâu sắc.
Hằng năm, tổ chức thực hiện Ngày Pháp luật nhằm
tạo bước phát triển mới trong việc nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ
biến, giáo dục pháp luật - một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng
và là nhiệm vụ thường xuyên của toàn bộ hệ thống chính trị các cấp, các ngành với
mục tiêu cuối cùng là hỗ trợ và tạo điều kiện để mọi cá nhân, tổ chức biết sử dụng
pháp luật làm phương tiện, công cụ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của
Nhà nước và của xã hội.
Mọi tổ chức, cá nhân tham gia hưởng ứng có hiệu
quả các hoạt động Ngày Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thể
hiện vai trò gương mẫu, tiên phong của mỗi cán bộ, công chức, viên chức, người
lao động trong hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam góp phần nâng cao chất lượng,
hiệu quả việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị trên các lĩnh vực công tác. Việc
thực hiện sâu rộng các hoạt động tổ chức hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam góp
phần thiết thực đưa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, pháp luật của Nhà nước
vào cuộc sống, lan toả sâu rộng tinh thần thượng tôn hiến pháp, pháp luật trong
đời sống xã hội. Nên ngày Pháp luật Việt Nam năm 2021 được thực hiện với chủ đề “Toàn
ngành Tư pháp nỗ lực thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng; triển
khai toàn diện các lĩnh vực công tác bảo đảm gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng và
tổ chức thi hành pháp luật, đổi mới sáng tạo, thiết thực, hiệu quả, lấy người
dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ”./.
Tia chớp
0 nhận xét:
Đăng nhận xét