Ngày nay, internet không chỉ đóng vai
trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, mà còn góp phần bảo đảm
quốc phòng - an ninh. Tuy nhiên, mạng xã hội cũng mang lại những thách thức to
lớn đối với các quốc gia, dân tộc trên toàn thế giới, trong đó Việt Nam không
là ngoại lệ. Cụ thể là hiện nay, các cuộc tấn công mạng không chỉ phá hoại các
mục tiêu, công trình quan trọng về an ninh quốc gia mà còn chiếm đoạt thông
tin, tài liệu bí mật, chiếm đoạt để sử dụng các hệ thống dữ liệu lớn, dữ liệu
nhanh phục vụ các ý đồ chính trị.
Khác với thế giới thực, những thông
tin trên “thế giới ảo” - mạng xã hội, rất khó kiểm chứng nên dễ bị kẻ xấu và thế
lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị lợi dụng cho mưu đồ đen tối của mình.
Là một trong những đất nước có tốc độ phát triển Internet cao nhất thế giới, Việt
Nam luôn tiềm ẩn những vấn đề hết sức phức tạp như tội phạm mạng, tin tặc tấn
công, tình báo, gián điệp đánh cắp, phá hủy thông tin, bí mật Nhà nước. Đặc biệt,
các thế lực thù địch, phản động đã triệt để lợi dụng không gian mạng để tuyền
truyền chống phá Đảng, Nhà nước, Quân đội với hình thức “live stream”, phát trực
tiếp các video clip hoặc các cảnh biểu tình, khiếu kiện. Các video clip được sử
dụng để “live stream” đều đã được cắt ghép; các sự việc biểu tình, khiếu kiện…
đều đã được dàn dựng, đồng thời chúng mua chuộc, lôi kéo, cài cắm người vào
kích động. Chúng hướng đến các vấn đề dễ gây bức xúc như môi trường, đất đai,
hay ứng xử của các lực lượng chức năng và chọn những thời điểm khi đất nước có
sự kiện chính trị trọng đại (các ngày lễ, tết, các kì họp, các chương trình,
chuyến thăm của quốc tế… để kích động cộng đồng mạng, tạo điểm nóng, khủng hoảng
chính trị, tiến tới kịch bản bạo loạn và lật đổ chính quyền, thay đổi chế độ
chính trị ở nước ta. Hàng nghìn blog, facebook và các trang mạng nước ngoài
đăng tải những bài viết có nội dung sai sự thật, “đổi trắng thay đen” nhằm che
mắt, đánh lừa dư luận, làm giảm sút lòng tin của nhân dân về công cuộc đổi mới
và con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, từ đó kêu gọi sự can thiệp của quốc tế
và các tổ chức phản động vào Việt Nam.
Từ không gian mạng, các đối tượng phản
động hướng dẫn cách thức chế tạo chất nổ, vũ khí, cách thức tiến hành khủng bố,
phá hoại, gây rối an ninh, biểu tình, live stream các vụ việc nhạy cảm, tụ tập
biểu tình, khiếu kiện... để kêu gọi cộng đồng mạng và những kẻ cơ hội chính trị
tham gia bình luận, chia sẻ, tạo điểm nóng. Những tổ chức phản động trên mạng
hoạt động rất bài bản, tinh vi theo các bước như sau: Trước hết chúng theo dõi
phản ứng của những người tham gia mạng xã hội hưởng ứng đồng tình trước những
thông tin kích động, xuyên tạc chúng đăng tải. Sau đó, chúng chủ động kết nối với
đối tượng, lúc đầu thăm dò tiến tới là kích động và đánh giá xu hướng phản
kháng để tạo ra sự đồng thuận trong hoạt động như biểu tình hay đòi đa Đảng, lật
đổ chế độ...Chúng kết nạp những thành viên này, khi đạt được sự tin tưởng nhất
định thì triển khai một số phần mềm truyền thông, hướng dẫn tạo tài khoản mới để
tiếp tục trao đổi hoặc giới thiệu tham gia vào nhóm kín để kết nối với các đối
tượng khác. Khi đã tin tưởng đến cấp độ nhất định, thì chúng ofline và liên hệ
với nhau trên thực tế và hình thành kết nối để chống phá. Thành phần bị lôi kéo
rất đa dạng, chủ yếu tập trung vào sinh viên, học sinh, tầng lớp người lao động
có trình độ thấp, những người không có công ăn việc làm ổn định…Các thành phần
bị lôi kéo đều là các thành viên trên mạng. Hầu hết các đối tượng này đều hạn
chế về nhận thức chính trị, thiếu thông tin chính thống, có bức xúc trong cuộc
sống nảy sinh quan điểm lệch lạc, một số người ảo tưởng cá nhân, thù ghét trong
quá khứ, một số bị hám lợi vật chất, danh vọng do được hứa hẹn tiền bạc, chức
tước, bảo đảm đi nước ngoài.
Trước tình hình đó, cán bộ, chiến sĩ
QĐND Việt Nam đã đẩy mạnh đấu tranh chống “Diễn biến hoà bình”, chống lại các
thế lực thù địch, cơ hội chính trị, phản bác các quan điểm sai trái, thông tin
xấu độc trên mạng Internet. Ấy vậy mà, chúng lại xuyên tạc rằng “quân đội đang
can thiệp vào quyền tự do thông tin, tự do ngôn luận”, quân đội Việt Nam “lo sợ”
trước những blogger, những “nhà tự do, dân chủ”. Chúng gây chia rẽ khi kêu gọi
“cán bộ, chiến sĩ trong quân đội không nên đấu tranh cho một xã hội không có
dân chủ, nhân quyền, độc tài, tham nhũng”. Chúng tuyên bố nhiều cán bộ, chiến
sĩ đã “nhận ra sự thật”, quay đầu lại tự “chĩa súng” vào tổ chức.
Thật nực cười cho những kẻ lạc lối
khi nói những điều này. Chúng không biết hay cố tình không biết một sự thật hiển
nhiên đó là trong Hiến pháp năm 2013, chương IV về bảo vệ Tổ quốc. Điều 65 đã
khẳng định: Lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân
dân, với Đảng và Nhà nước, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất,
toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội… Điều
66: Nhà nước xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng
bước hiện đại…làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng. Vì thế, quân đội
không chỉ bảo vệ toàn vẹn vùng đất, vùng trời, biên giới, biển đảo của Tổ quốc
mà cả trên không gian mạng. không gian mạng được coi là môi trường tác chiến thứ
năm gắn kết chặt chẽ với tác chiến trên không, trên bộ, trên biển và trong
không gian vũ trụ. Như vậy, quân đội tham gia đấu tranh trên không gian mạng là
thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và hoàn toàn phù hợp với quy định của Hiến
pháp.
Vậy người phải thực sự “lo sợ” là ai?
Chính là những kẻ phản dân, hại nước kia chứ không ai khác. Có lẽ hơn ai hết,
chính họ hiểu một điều chắc chắn rằng, những kết quả đấu tranh của cán bộ, chiến sĩ QĐND Việt Nam đã làm cho những phần tử
cơ hội, phản động hoang mang, lo sợ, bởi từ đây mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế
lực thù địch dù có tinh vi, xảo quyệt đến đâu cũng sẽ được nhanh chóng phơi
bày, các thông tin xấu, độc trên mạng xã hội sẽ không còn đất sống.
Trên không gian mạng hiện nay, các thế
lực này đã tỏ rõ ý đồ tập hợp lực lượng và thời cơ đến để thực hiện lật đổ
chính quyền. bằng “cách mạng màu”, “cách mạng đường phố”. Về phương thức và thủ
đoạn, chúng đang thay đổi theo hướng manh động, liều lĩnh kết hợp giữa phá hoại
tư tưởng, phá hoại nội bộ kích động xu hướng ly khai Đảng, bỏ Đảng gắn với hoạt
động biểu tình, bạo loạn, khủng bố, ám sát cán bộ khi có cơ hội.
Qua đây, chúng ta thấy, phải luôn
quán triệt sâu sắc cuộc đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình” trên không
gian mạng là cuộc đấu tranh hết sức quyết liệt, gay gắt, vô cùng phức tạp và
lâu dài. Do đó, với vai trò là lực lượng nòng cốt, đi đầu, cán bộ, chiến sĩ
QĐND Việt Nam nói riêng, lực lượng vũ trang nói chung, cần tiếp tục thực hiện đồng
bộ các giải pháp đấu tranh hiệu quả, thiết thực, góp phần làm thất bại mọi âm
mưu, thủ đoạn chiến lược “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch trong
tình hình hiện nay, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa./.
Đ.B.C.H2
0 nhận xét:
Đăng nhận xét