Niềm tin chính
trị của nhân dân là sự tin tưởng, kỳ vọng vào đảng phái chính trị nhất định,
cụ thể là vào chủ trương, đường lối của đảng chính trị, truyền thống và những
giá trị của đảng chính trị cũng như uy tín của lãnh tụ đảng đó. Niềm tin đó từ
phía quần chúng nhân dân được hình thành qua đời sống chính trị của đất nước,
qua hoạt động thực tiễn của chính đảng trong nỗ lực để bảo đảm rằng niềm tin đó
sẽ được đền đáp. Vì thế, niềm tin chính trị được hình thành phải trải qua
sự thử thách lâu dài, mà những kết quả thực tế trong hoạt động chính trị sẽ là
sự bảo đảm cho uy tín chính trị của đảng, để khẳng định rằng niềm tin chính trị
của quần chúng nhân dân dành cho đảng có vững chắc hay không.
Hiện nay đứng
trước những diễn biến phứcc tạp của tình hình thế giới, trong nước. Để giữ vững
và phát huy niềm tin chính trị của hân theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng cần
thực hiện tốt các giải pháp sau:
Thứ nhất, tiếp
tục xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh, xứng đáng là người lãnh đạo
sự nghiệp cách mạng, đại biểu trung thành cho lợi ích của toàn thể dân tộc.
Đây là nhiệm vụ
quan trọng để giữ vững và phát huy niềm tin chính trị của nhân dân với Đảng. Đảng
là tổ chức đại diện và bảo vệ cho quyền lợi của toàn thể nhân dân, vì thế tiếp
tục xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh là điều kiện để thực hiện
nhiệm vụ quan trọng đó. Muốn vậy, Đảng phải đề ra được đường lối, chủ trương
đúng đắn, đồng thời lãnh đạo hiệu quả việc thực hiện có kết quả đường lối, chủ
trương đó trong thực tiễn cách mạng.
Công tác tổng kết
thực tiễn, nghiên cứu lý luận được Đảng ta coi trọng và đẩy mạnh, góp phần cung
cấp cơ sở khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương, giúp nâng
cao chất lượng việc xây dựng các nghị quyết, quy định…, để cấp ủy các cấp sớm
đưa chủ trương của Đảng vào cuộc sống, thực hiện thành công nhiệm vụ chính trị ở
mỗi địa phương, ngành, lĩnh vực. “Các cấp ủy, tổ chức đảng đã kịp thời cụ thể
hóa đường lối, chủ trương của Đảng thành các nghị quyết, chỉ thị, đề án, kế hoạch,
chương trình hành động sát với tình hình thực tế của địa phương, cơ quan, đơn vị.
Nhiều cấp ủy, tổ chức đảng đã ban hành các nghị quyết chuyên đề để lãnh đạo, chỉ
đạo thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá; khắc phục điểm
yếu, giải quyết kịp thời những vấn đề phức tạp của địa phương, cơ quan, đơn vị”(10).
Những nỗ lực đó của cấp ủy các cấp thể hiện ở kết quả của việc thực hiện nhiệm
vụ chính trị qua mỗi nhiệm kỳ đại hội đảng bộ mỗi địa phương, cơ quan, đơn vị;
qua đó, góp phần vào thành công chung của sự nghiệp đổi mới, nâng cao toàn diện
đời sống của các tầng lớp nhân dân.
Công tác xây dựng
Đảng cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức, đạo đức và cán bộ đều đạt được những kết
quả quan trọng. Đặc biệt, thời gian qua, “công tác xây dựng Đảng về đạo đức được
Trung ương và các cấp ủy, tổ chức đảng đề cao, nhận thức và hành động của đội
ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý có chuyển
biến tích cực”; “việc thực hiện trách nhiệm nêu gương và chuẩn mực đạo đức của
cán bộ, đảng viên có chuyển biến tích cực, nhất là vai trò tiền phong, gương
mẫu của các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban
Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương.
Để tiếp tục phát huy những thành quả đạt được,
thời gian tới, nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh, xứng
đáng là người lãnh đạo sự nghiệp cách mạng, đại biểu trung thành cho lợi ích của
toàn thể dân tộc đã được Đại hội XIII của Đảng chỉ rõ: “Tăng cường công
tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ;
nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền, sức chiến đấu của Đảng và hiệu
lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước… Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của
tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên;…Tập trung xây dựng đội ngũ
cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược và người đứng đầu đủ phẩm chất, năng lực
và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Xây dựng, hoàn thiện chính sách phát hiện, thu
hút, sử dụng nhân tài; có cơ chế bảo vệ những cán bộ năng động, sáng tạo, dám
nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đương đầu với khó khăn, thử
thách, quyết liệt trong hành động vì lợi ích chung, đồng thời xử lý nghiêm các
trường hợp vi phạm. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, kỷ
luật đảng và kiểm soát chặt chẽ quyền lực. Đẩy mạnh đấu tranh, ngăn chặn, đẩy
lùi tham nhũng, lãng phí”(12).
Thứ hai, tiếp tục
phát huy hơn nữa tinh thần tự giác, lòng nhiệt tình cách mạng của nhân dân.
Để phát huy hơn
nữa vai trò chủ động, tích cực của các tầng lớp nhân dân trong sự nghiệp cách mạng
của dân tộc, cần hiện thực hóa mục tiêu dân được thụ hưởng trong
phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ
hưởng” của Đại hội XIII của Đảng.
“Thực hành và
phát huy rộng rãi dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ và vai trò chủ thể của
nhân dân; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; củng cố, nâng cao niềm
tin của nhân dân, tăng cường đồng thuận xã hội; tiếp tục đổi mới tổ chức, nội
dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã
hội”. Bên cạnh đó, cần “giáo dục tinh thần yêu nước, tự hào, tự tôn dân tộc,
truyền thống và lịch sử dân tộc, ý thức trách nhiệm xã hội cho các tầng lớp
nhân dân, nhất là thế hệ trẻ; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc tốt đẹp
của người Việt Nam; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc
và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.
Thứ ba, thắt
chặt hơn nữa mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân, dựa vào nhân dân để
xây dựng Đảng.
Chỉ khi giữ vững
được mối quan hệ mật thiết với nhân dân, Đảng ta mới có thể tiến hành thành
công sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Mỗi tổ chức đảng và đội ngũ đảng viên khi
thực hiện nhiệm vụ cần khắc sâu điều đó trong mỗi quyết sách chính trị của
mình. Lấy kết quả công việc, sự hài lòng và tín nhiệm của nhân dân làm tiêu chí
quan trọng, thước đo để đánh giá chất lượng tổ chức bộ máy và chất lượng cán bộ,
đảng viên.
Thời gian qua,
với sự nỗ lực của các cấp ủy và tổ chức đảng các cấp, “công tác dân vận được
chú trọng và tiếp tục đổi mới; quan điểm “dân là gốc”, là chủ thể của công cuộc
đổi mới được nhận thức và thực hiện ngày càng sâu sắc, đầy đủ hơn; mối quan hệ
mật thiết giữa Đảng với nhân dân được củng cố, tăng cường”(15).
Để thắt chặt
hơn nữa mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa Đảng với nhân dân, Đại hội XIII của Đảng
chỉ ra nhiệm vụ thời gian tới của các tổ chức đảng và đội ngũ đảng viên
là: “Tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ thật sự “trọng dân, gần dân, tin
dân, hiểu dân, học dân, dựa vào dân và có trách nhiệm với dân”… Tiếp tục đổi mới,
nâng cao hiệu quả công tác dân vận của các cơ quan đảng, nhà nước và chính quyền
các cấp… phát huy vai trò của nhân dân tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính
quyền và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh trong tình hình mới”.
Muốn hoàn thành
tốt mục tiêu, nhiệm vụ nói trên, mỗi cấp ủy, tổ chức đảng và đội ngũ đảng viên
cần nâng cao năng lực lãnh đạo, giữ vững tư cách, phẩm chất người đảng viên cộng
sản; lãnh đạo các đoàn thể nhân dân hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị; thực
hành dân chủ rộng rãi và thực chất, đi đôi với tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ
cương, thượng tôn pháp luật; tổ chức tốt các phong trào hành động cách mạng có
sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân; khơi dậy lòng nhiệt tình và chủ
động của nhân dân tham gia, hưởng ứng tích cực các chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc…
Qua những hoạt động đó, Đảng phát huy vai trò lãnh đạo nhân dân thực hiện tốt
các nhiệm vụ chính trị; dựa vào nhân dân
0 nhận xét:
Đăng nhận xét