Việt Nam là một quốc gia đã hứng
chịu nhiều “cung bậc” giữa trường quốc tế. Chúng ta từng thoát khỏi tư cách là
một quốc gia thuộc địa, từng chịu sự chia tách lãnh thổ, từng chịu hàng trăm
năm chiến tranh, từng chiến đấu với các nước láng giềng, từng chịu bao vây cấm
vận, từng bị lên án oan ức giữa nghị trường Liên Hợp Quốc…. Hơn quốc gia nào
khác, chúng ta hiểu giá trị của hòa bình, hiểu được tính đúng - sai trong các mối
quan hệ quốc tế, hiểu được rằng cuộc chiến giữa các phe phái chưa bao giờ đem lại
lợi ích thực sự cho quốc gia.
Hãy xem chúng ta làm được gì
trong những ngày qua? Chúng ta nỗ lực hết mình cùng Ba Lan, Moldova, Romania…
trong việc hỗ trợ công dân Việt Nam và tôn vinh hành động của các nước này
trong việc giúp đỡ nạn nhân chiến tranh. Chúng ta đồng tình với chủ trương thiết
lập hành lang nhân đạo của Ukraine - Nga và mong hai bên ngồi đàm phán. Chúng
ta không tham gia vào các lệnh trừng phạt nhắm vào Nga, không tham gia vào các
nỗ lực lên án chính quyền Ukraine.
Chúng ta vừa tập trận cùng hải
quân Ấn Độ và Pháp. Việt Nam cũng đang cật lực thay đổi các chính sách sản xuất
nông sản để đáp ứng nhu cầu của thị trường Trung Quốc. Bên cạnh đó, Hoa Kỳ cũng
tái khẳng định việc tôn trọng thể chế chính trị của Việt Nam.
Chính phủ không cấm người dân
bày tỏ ý kiến. Có nhiều người ủng hộ Ukraine, họ có thể quyên góp ủng hộ nạn
nhân chiến tranh, tham gia mít tinh tại đại sứ quán Ukraine. Và cũng có nhiều
người thoải mái bày tỏ ủng hộ Nga. Hoặc phần đông còn lại là ủng hộ hòa bình,
chấm dứt chiến tranh và trung lập.
Trong ngoại giao quốc tế, đúng -
sai là hai thứ khó phân định. Nếu chúng ta ủng hộ Ukraine, thì tức là chúng ta
đồng ý với việc “chọn phe”, “biến lãnh thổ thành nơi chống lại một quốc gia
khác”, trái với “bốn không” trong chính sách quốc phòng. Ngoài ra, chúng ta từng
không đồng tình với nước bạn vì nước bạn đã từng bỏ phiếu “chống lên án chủ
nghĩa phát xít”. Nếu ủng hộ Nga, điều đó khác gì nói rằng chúng ta ủng hộ chiến
tranh và giải quyết xung đột bằng vũ khí?
Ở vị thế cá nhân, yêu - ghét và
quyền của mỗi người. Nhưng ở vị thế quốc gia thì đôi khi yêu - ghét không còn
đúng nữa, chỉ có lợi ích quốc gia là tối thượng.
Nhưng lợi ích dân tộc luôn là
hàng đầu, chúng ta phải lựa chọn phương án tốt nhất cho sự phát triển của đất
nước trong hiện tại và tương lai, phải đảm bảo cho đất nước có được hòa bình,
phải hài hòa lợi ích giữa các quốc gia, không “khinh bên nọ trọng bên kia”.
Việt Nam được biết đến là một quốc
gia vươn mình từ chiến tranh, từ cấm vận, từ nghèo đói. Chúng ta đã mất nhiều
thời gian, sinh mạng, máu và nước mắt để có được ngày hôm nay.
Giá trị của hòa bình và quyền tự
quyết là điều mà chúng ta phải luôn giữ gìn./.
NTH-TT
0 nhận xét:
Đăng nhận xét