Hằng năm, tổ
chức theo dõi nhân quyền (HRW- Human Rights Watch) lại mượn danh vấn đề nhân
quyền để xuyên tạc về tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam và mục đích hạ
uy tín, hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế. Năm 2021 với cái gọi là bản
phúc trình với tiêu đề “Nhốt chúng tôi ở trong nhà: Hạn chế tự do đi lại của
các nhà hoạt động nhân quyền ở Việt Nam”, tổ chức này lại tiếp tục xuyên tạc, đổi
trắng thay đen về tình hình tại Việt Nam.
Năm 2021, đời
sống kinh tế - xã hội của Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề bởi đợt bùng phát thứ 4
của đại dịch covid-19. Tuy nhiên, thời gian khó khăn nhất cũng là thời điểm thể
hiện quyết tâm chính trị, nỗ lực từng ngày của Chính phủ, các bộ ngành và địa
phương cũng như sự đoàn kết của toàn dân với phương châm “sức khỏe của nhân dân
là trươc hết, trên hết”. Thế nhưng ở diễn biến khác, tổ chức theo dõi nhân quyền
với bản chất không thay đổi lại xuyên tạc tình hình ở Việt Nam, vu cáo Nhà nước
vi phạm dân chủ, nhân quyền.
Nội dung bản
phúc trình do HRW đã xuyên tạc trắng trợn về tình hình Việt Nam: “Nhà cầm quyền
đã áp dụng nhiều phương pháp để kiềm tỏa người dân tại gia, như cử các nhân
viên an ninh mặc thường phục đóng chốt ngoài tư gia, khóa cửa ra vào của người
bất đồng chính kiến bằng khóa ổ, thậm chí đổ keo đa năng vào các ổ khóa, dựng
rào chắn và các chướng ngại vật, và huy động côn đồ địa phương đe dọa người
dân.”Sự xuyên tạc vô căn cứ này không đâu khác từ nguồn cung cấp của các đối tượng
chống phá như Phạm Chí Dũng, Phạm Đoan Trang, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Thúy Hạnh,
Nguyễn Tường Thụy…
Những cái tên
như Phạm Chí Dũng, Phạm Đoan Trang, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Thúy Hạnh, Nguyễn Tường
Thụy… lâu nay vẫn đội lốt “dân chủ, nhân quyền” để hoạt động chống phá đất nước.
Ngoài xuyên tạc về dân chủ, nhân quyền, tình hình ở Việt Nam, các đối tượng này
tuyệt nhiên không có bất cứ đóng góp nào đối với việc bảo đảm dân chủ, nhân quyền
ở Việt Nam. Thế nhưng, các đối tượng này lại được gắn mác là “nhà dân chủ” “nhà
hoạt động xã hội”… Nếu thực tế những người này có hoạt động có ích, đóng góp với
xã hội thì đương nhiên sẽ có sự ủng hộ của dư luận chứ không phải bị lên án như
hiện nay. Thực tế cho thấy, thời gian qua, khi các đối tượng này bị xét xử về
những hành vi vi phạm pháp luật đều nhận được sự đồng thuận của nhân dân, không
có bất cứ hành vi nào được đứng ngoài pháp luật và đứng trên pháp luật.
Những nội
dung trong bản phúc trình mà Tổ chức theo dõi nhân quyền công bố hoàn toàn
không có căn cứ, không có giá trị vì nó trái ngược và không đúng với những gì
thực tế đang diễn ra ở Việt Nam. Cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, những
năm qua Việt Nam luôn tôn trọng và bảo đảm quyền tự do dân chủ, tự do ngôn luận
trong khuôn khổ của pháp luật. Thực tế đó được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh
giá cao./.
CĐT-H4
0 nhận xét:
Đăng nhận xét