Mới đây, một Tổ chức có tên là Bảo vệ Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend
the Defenders - DTD) vừa ra một thông cáo báo chí về việc Việt Nam bắt, xét xử
một số kẻ chống đối trong thời gian vừa qua. Chẳng có gì bất ngờ khi tổ chức
này công khai lên án việc giam giữ những người mà họ gọi là các “tù nhân lương
tâm”.
Mỗi khi đề cập vấn đề nhân quyền tại Việt Nam, các thế lực thù địch và
một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí thường sử dụng khái niệm “tù nhân lương
tâm” để vu khống, bịa đặt, xuyên tạc. Và xét theo lịch sử, “tù nhân lương tâm”
là khái niệm do Ân xá quốc tế (AI) “nghĩ ra” rồi dựa vào đó để áp đặt, bênh vực,
dung túng một số người có hành vi vi phạm pháp luật. Vậy bản chất cái gọi “tù
nhân lương tâm” là gì, “tù nhân lương tâm” ở Việt Nam vẫn được AI ra sức bảo vệ
là ai?
Ân xá quốc tế (Amnesty International - AI) là một tổ chức phi chính phủ,
ra đời năm 1961. Như Nguyễn Trường Sơn - “hiện là người làm chiến dịch cho AI ở
Campuchia và Việt Nam” trả lời phỏng vấn của RFA ngày 12-3-2019 đã nói, thì trước
đây người ta thường sử dụng thuật ngữ “tù nhân chính trị”, nhưng “AI nhận thấy
có rất nhiều người, không hề hoạt động chính trị, mà chỉ đơn thuần thực hiện
các quyền con người cơ bản của mình, hoặc các quyền công dân của mình, vì thế
mà họ phải chịu cảnh tù đày, bắt bớ, đàn áp.
Những người như vậy nếu xét theo tiêu chuẩn của một tù nhân chính trị
thì không phải, cho nên AI đã nghĩ ra một khái niệm mới, đó là tù nhân lương
tâm”! Và xem xét cách thức AI sử dụng khái niệm này thì phải khẳng định bản chất
vấn đề là ở chỗ: AI cố tình sản xuất ra một khái niệm mập mờ để xóa nhòa ranh
giới giữa người hoạt động nhân quyền đích thực với người chỉ nấp dưới chiêu bài
nhân quyền để gây rối, chống đối, phá hoại.
Dư luận thế giới đã rất nhiều lần lên tiếng phản đối, coi báo cáo nhân
quyền của AI chỉ một chiều; AI không coi hành vi đe dọa an ninh là yếu tố cần
xem xét, và mở rộng sự độc đoán, thúc đẩy ý thức hệ của khái niệm nhân quyền.
Và người làm việc ở AI cũng nhận ra điều này, như tại Hội nghị hội đồng quốc tế
AI tổ chức ở Dakar (Senegan) có đại biểu cho rằng “AI có thể biến thành một “cửa
hàng tạp hóa nhân quyền” và mất uy tín”.
Còn F. Boyle - cựu thành viên ban điều hành AI tại Mỹ, nói: “AI chủ yếu
được thúc đẩy không phải vì quyền con người, mà vì sự công khai. Thứ hai, là tiền.
Thứ ba, nhiều thành viên hơn. Thứ tư là trận chiến nội bộ. Cuối cùng mới là quyền
con người”...
Để nói về khái niệm “tù nhân lương tâm” thì có thể thấy đây là một
thuật ngữ Tổ chức Ân xá quốc tế nghĩ ra nhằm chỉ những người bị bỏ tù vì lý do
chủng tộc, chính trị, tôn giáo, màu da… Tuy nhiên, trên thực tế, việc đưa ra
khái niệm này để cố tình tạo ra sự mập mờ giữa người hoạt động nhân quyền đích
thực với người chỉ nấp dưới chiêu bài nhân quyền để gây rối, chống đối, phá hoại.
Cần nhấn mạnh, đã vi phạm pháp luật thì không cá nhân nào có quyền miễn
trừ, dù người đó có được AI gắn nhãn hiệu “tù nhân lương tâm”. Do vậy, với việc
“nghĩ ra” khái niệm “tù nhân lương tâm” sử dụng làm quy chuẩn áp đặt lên thế giới,
AI đã cố tình tấn công các quốc gia lựa chọn con đường phát triển riêng, không
chấp nhận sự chi phối của các thế lực đã tạo dựng AI; đồng thời biện hộ, bảo vệ
người gây rối xã hội, chống phá chế độ, xâm phạm an ninh quốc gia… và bị pháp
luật xử lý.
Danh sách những người mà Tổ chức Bảo vệ Người Bảo vệ Nhân quyền gọi là
“tù nhân lương tâm” có thể kể đến như: Châu Văn Khảm, Trần Văn Bang, Nguyễn Đức
Hùng, Lê Mạnh Hà, Lê Văn Dũng, Nguyễn Bảo Tiên… Đây đều là những kẻ có hành vi
cản trở sự phát triển của Nhà nước, chế độ. Việc bắt giữ, xét xử các đối tượng
này đều tuân thủ theo quy định của pháp luật với những bằng chứng không thể chối
cãi.
Nhiều năm nay, trong các loại tuyên bố, phúc trình, báo cáo, phát ngôn…
của một số tổ chức, cá nhân, thậm chí một số chính phủ, về vấn đề nhân quyền ở
Việt Nam, khái niệm “tù nhân lương tâm” được người ta sử dụng như mặc định để
biện hộ cho một số người Việt Nam có hành vi vi phạm pháp luật, bị đưa ra xét xử,
tuyên án…
Với con người, lương tâm luôn là một phạm trù đạo đức, và dù trừu tượng
đến đâu vẫn có thể đánh giá lương tâm của mỗi người trên cơ sở họ thực hành các
giá trị chân - thiện - mỹ. Không thể gọi là có lương tâm khi công khai hoạt động
chống phá chính quyền, biến nơi ở thành nơi làm ra, tàng trữ, lưu hành, phát
tán nhiều tài liệu, hoạt động chống phá Nhà nước.
Có thể khẳng định rằng, Việt Nam không có khái niệm “tù nhân lương
tâm”. Việc gắn mác “tù nhân lương tâm” nhằm biến các đối tượng vi phạm pháp luật
thành những công dân dũng cảm đấu tranh cho nhân quyền, cho dân chủ, nhưng thực
chất là chống Việt Nam. Thậm chí, đây chỉ là cái cớ mà các tổ chức đưa ra nhằm
gây sức ép về vấn đề dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam./.
NTP-H8
0 nhận xét:
Đăng nhận xét